Thực thế ở Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn trong đó có Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì việc mua bán (chuyển nhượng) nhà đất bằng giấy tay rất nhiều. Vậy để  làm sổ đỏ, sổ hồng (giấy chứng nhận) khi mua nhà đất bằng giấy tay như thế nào? Chúng tôi cung cấp cho các bạn những quy định cơ bản của pháp luật để các bạn tham khảo và thực hiện.

I. Hiểu như thế nào về mua bán nhà đất bằng giấy tay?

Theo quy định của pháp luật thì việc giao dịch mua bán (chuyển nhượng) quyền sử dụng nhà đất phải được lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực. Do đó, việc mua bán nhà đất bằng giấy tay được hiểu là việc mua bán nhà đất có hợp đồng lập thành văn bản nhưng không có công chứng hoặc chứng thực.

II. Trường hợp nào mua bán nhà đất bằng giấy tay mới được cấp sổ đỏ?

Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 54 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP có 2 trường hợp người dân mua bán đất bằng giấy viết tay được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Cụ thể:

– Nếu nguồn gốc thửa đất đó chưa có giấy tờ gì thì thời điểm xét cấp sổ đỏ cho người đang sử dụng đất là phải nhận chuyển quyền trước ngày 1-1-2008. Nếu sau ngày đó thì chưa được xem xét.

– Nếu nguồn gốc thửa đất đó đã có giấy tờ quy định tại điều 100 của Luật Đất đai và điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì thời điểm xét cấp GCN là phải nhận chuyển quyền trước ngày 1-7-2014.

Cách làm sổ đổ từ giấy tay (hình minh họa)

III. Thành phần xin cấp Sổ đỏ khi mua đất bằng giấy viết tay:

Bốn thành phần hồ bản của để cấp sổ đỏ:

1. Biểu mẫu nhà nước quy đinh:

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Bộ hồ sơ kê khai thuế.

(Lưu ý: các bạn nên đến trực tiếp cơ quan nhà nước để lấy các mẫu này)

2. Giấy tờ về nguồn gốc nhà đất:

Giấy tờ về nguồn gốc nhà đất như: Giấy tờ mua bán tay, kê khai nhà đất 99, kê khai 1977, quyết định cấp số nhà, hợp đồng điện nước, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, biên bản về việc việc vi phạm hành chính ….

3. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất:

– Bản vẽ sơ đồ nhà đất; hoặc

– Bản vẽ hiện trạng nhà đất.

4. Giấy tờ về nhân thân:

– Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu

– Hộ khẩu, Đăng ký kết hôn.

V. Nơi nộp hồ sơ:

Tùy theo từng địa phương thì bạn sẽ nộp tại:

– UBND cấp xã, phường (Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ).

– Văn phòng đăng ký đất đai (Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ).