093-701-7711
Luật Kiến TạoLuật Kiến TạoLuật Kiến TạoLuật Kiến Tạo
Liên Hệ
  • Giới Thiệu
  • Dân Sự
  • Hình Sự
  • Đất Đai
  • Hôn Nhân
  • Doanh Nghiệp
  • Lĩnh Vực Khác
    • Hành Chính
    • Lao Động
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Văn Bản Luật
    • Văn Bản Pháp Luật
    • Án Lệ
  • Biểu Mẫu
  • Giới Thiệu
  • Dân Sự
  • Hình Sự
  • Đất Đai
  • Hôn Nhân
  • Doanh Nghiệp
  • Lĩnh Vực Khác
    • Hành Chính
    • Lao Động
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Văn Bản Luật
    • Văn Bản Pháp Luật
    • Án Lệ
  • Biểu Mẫu

LUẬT SƯ TRANH CHẤP THỪA KẾ DI SẢN

  • Tháng Tám 11, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Tranh chấp thừa kế mà đặc biệt là tranh chấp thừa kế di sản nhà đất thường phổ biến trong thực tế. Những tranh chấp thừa kế về đất đai, nhà cửa thường xẩy ra mâu thuẫn gay gắt và có nhiều vụ việc có hậu quả đáng tiếc. Một trong những nguyên nhân tranh chấp nhà cửa, đất đai gay gắt vì nó thường có giá trị lớn.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi cung cấp đến bạn một số quy định của pháp luật về việc chia thừa kế khi không có di chúc. Việc chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện chia theo hàng thừa kế như sau:

Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được để thực hiện việc chia di sản là nhà đất thì một trong các đồng thừa kế được quyền khởi kiện ra ra tòa án để yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế. Cụ thể:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

+ Về thẩm quyền giải quyết: Toà án nhân dân cấp quận (huyện, thành phố trực thuộc tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản. Trường hợp tranh chấp về thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài như có đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thuộc về Toà án nhân dân cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương).

+ Về thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ: Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết là Toà án có trụ sở nơi di sản nhà đất đang tranh chấp.

Tranh chấp thừa kế di sản (ảnh minh họa)

Chúng tôi, với đội ngũ luật sư đã tham gia nhiều vụ việc tranh chấp thừa kế về đất đai, chúng tôi tự tin sẽ đưa ra những tư vấn, tham gia bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho bạn. Chúng tôi trân trọng giới thiệu về dịch vụ luật sư tranh chấp đất đai như sau:

– Luật sư tư vấn pháp luật về thừa kế đất đai, nhà ở.

– Soạn thảo văn bản thừa kế, đơn khởi kiện …

– Chuẩn bị hồ sơ cho thủ tục thừa kế di sản, khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế.

– Cử luật sư đại diện cho khách hàng tham gia việc hòa giải, giải quyết tranh chấp.

– Cử luật sư tham gia bảo vệ vụ án tranh chấp thừa kế đất đai, nhà ở tại tòa án các cấp và thi hành án.

HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI:

CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO: 0827870068 – 0937017711


LUẬT SƯ GIỎI, UY TÍN VỀ ĐẤT ĐAI

  • Tháng Tám 10, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Thế nào là luật sư giỏi về đất đai?

Khi bạn, gia đình bạn có thắc mắt về pháp luật đất đai, tranh chấp liên quan đến đất đai thì bạn sẽ nghĩ đến việc sẽ tìm kiếm luật sư để được tư vấn hay giải đáp thắc mắc cho bạn. Một trong những mong muốn của bạn là tìm được luật sư giỏi về đất đai để tư vấn, hỗ trợ cho bạn tốt nhất. Vậy làm sao để có thể lựa chọn một luật sư giỏi về đất đai?

Hiện nay, không có quy định hay một định nghĩa nào về luật sư giỏi hay luật sư giỏi về đất đai và cũng không ai khẳng định mình là luật sư giỏi hay luật sư giỏi về luật đất đai. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đưa ra các khía cạnh để có luât sư giỏi về đất đai như sau:

+ Về đạo đức hành nghề luật sư: luật sư cần tuân thủ các quy định về quy tắc đạo đức hành hành nghề luật sư đã được ban hành. Trong quá trình hành nghề luôn đặt đạo đức hành nghề, luôn đặt quyền, lợi ích của khách hàng lên trên hết và luôn thực hiện mọi biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách tốt nhất.

+ Về chuyên muôn nghề nghiệp: Khi luật sư được cấp chứng chỉ hành nghề và thẻ luật sư thì luật không hạn chế lĩnh vực hoạt động của luật sư. Trong thực thế luật sư thường lựa chọn một số lĩnh vực để hoạt động và trở thành thế mạnh của luật sư đó. Luật sư giỏi về đất đai là người có chuyện môn sâu trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, dân sự, xây dựng … và có nhiều trải nghiệm thực tế trong các vụ việc về tư vấn, về tranh chấp đất đai nên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Tranh chấp đất đai (hình minh họa)

Chúng tôi với đội ngũ luật sư đã tham gia nhiều vụ việc về đất đai, chúng tôi tự tin sẽ cung cấp cho bạn những tư vấn, tham gia bảo vệ bạn tốt nhất trong các vụ việc, tranh chấp đất đai. Chúng tôi trân trọng giới thiệu về những dịch vụ luật sư đất đai như sau:

– Luật sư tư vấn pháp luật về đất đai, nhà ở.

– Tư vấn và thực hiện dịch vụ việc hợp thức hóa nhà đất, cấp sổ đỏ cho nhà đất của gia đình bạn.

– Tư vấn và thực hiện dịch vụ sang tên nhà đất do việc chuyển nhượng, mua bán, tặng cho, thừa kế…

– Cử luật sư đại diện cho khách hàng tham gia việc giải quyết tranh chấp, khiếu khiện tại các cơ quan nhà nước.

– Cử luật sư tham gia bảo vệ trong các vụ án liên quan đến đất đai tại tòa án các cấp và thi hành án...

– Các vấn đề liên quan đến đất đai khác…

HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN:

CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO: 0827870068 – 0937017711


Mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

  • Tháng Tám 7, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 1 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Nhiều người đang sử dụng nhà của nhà nước bằng hình thức được nhà nước cho thuê. Nay bạn có nhu cầu mua nhà ở cũ thuộc nhà nước thì cần phải chuẩn bị các hồ sơ, thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định để được mua nhà của nhà nước.

1. Hồ sơ mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Hồ sơ đề nghị mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:

– Đơn đề nghị mua nhà ở cũ;

– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người đề nghị mua nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao có chứng thực hộ khẩu gia đình hoặc Giấy đăng ký kết hôn;

– Hợp đồng thuê nhà ở được lập hợp pháp; giấy tờ chứng minh đã nộp đủ tiền thuê nhà ở và chi phí quản lý vận hành nhà ở đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mua nhà ở.

Trường hợp người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở đã xuất cảnh ra nước ngoài thì phải có văn bản ủy quyền (có xác nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực theo quy định) cho các thành viên khác đứng tên mua nhà ở; nếu có thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà ở đã chết thì phải có giấy chứng tử kèm theo.

Trong trường hợp có thành viên thuê nhà ở khước từ quyền mua và đứng tên trong Giấy chứng nhận thì phải có văn bản khước từ quyền mua, không đứng tên trong Giấy chứng nhận và cam kết không có tranh chấp, khiếu kiện về việc mua bán nhà ở này.

– Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền mua nhà ở (nếu có).

Mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước (hình minh họa)

2. Trình tự, thủ tục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện như sau:

– Bước 1: Người mua nhà ở phải nộp hồ sơ đề nghị mua nhà tại đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định).

– Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp nhận, ghi giấy biên nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và lập danh sách người mua nhà ở. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị mua nhà ở cũ, Sở Xây dựng tổ chức họp Hội đồng xác định giá bán nhà ở để xác định giá bán nhà ở, quyền sử dụng đất. Sau khi Hội đồng xác định giá bán nhà ở xác định giá bán nhà ở, quyền sử dụng đất, Sở Xây dựng lập danh sách đối tượng được mua nhà ở kèm theo văn bản xác định giá bán nhà ở của Hội đồng xác định giá bán nhà ở trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, quyết định.

Căn cứ vào báo cáo của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, ban hành quyết định bán nhà ở cũ, trong đó nêu rõ đối tượng được mua nhà ở, địa chỉ nhà ở được bán, giá bán nhà ở cũ và giá chuyển quyền sử dụng đất và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở biết để phối hợp thực hiện ký kết hợp đồng mua bán nhà ở.

– Bước 3: Sau khi nhận quyết định bán nhà ở cũ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thông báo cho người mua nhà biết thời gian cụ thể để ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở.

3. Thời gian thực hiện việc mua bán nhà ở cũ:

Thời gian thực hiện bán nhà ở cũ là không quá 45 ngày, kể từ ngày đơn vị quản lý vận hành nhà ở nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi ký hợp đồng mua bán. Thời gian này không tính vào thời gian nộp nghĩa vụ tài chính và thời gian cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở.

Việc cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải gửi danh sách người mua nhà ở đã được cấp giấy và sao một (01) bản Giấy chứng nhận cho Sở Xây dựng lưu để theo dõi;

HÃY LIÊN LẠC CHO CHÚNG TÔI:

CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO: 0827870068 – 0937017711


HỢP THỨC HÓA NHÀ ĐẤT MUA GIẤY TAY

  • Tháng Tám 7, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Mua bán nhà đất bằng giấy tay được hiểu là việc mua bán nhà đất có lập hợp đồng mua bán nhưng không thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực theo quy định. Đây là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam và đặc biệt là các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM… Vậy làm sao để những căn nhà, thửa đất được mua bằng giấy tay được cấp sổ đỏ, sổ hồng thì dân gian thường nói là thủ tục Hợp thức hóa nhà đất mua giấy tay.

1. Những trường hợp mua bán nhà đất giấy tay được hợp thức hóa:

Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 54 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP có 2 trường hợp người dân mua bán đất bằng giấy viết tay được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất:

– Nếu nguồn gốc thửa đất đó chưa có giấy tờ gì thì thời điểm xét cấp sổ đỏ cho người đang sử dụng đất là phải nhận chuyển quyền trước ngày 1-1-2008. Nếu sau ngày đó thì chưa được xem xét.

– Nếu nguồn gốc thửa đất đó đã có giấy tờ quy định tại điều 100 của Luật Đất đai và điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì thời điểm xét cấp GCN là phải nhận chuyển quyền trước ngày 1-7-2014.

Hợp thức hóa nhà đất mua giấy tay (hình minh họa)

2. Thành phần hồ sơ khi hợp thức hóa nhà đất mua giấy tay:

Bốn thành phần cơ bản của hồ sơ:

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Giấy tờ về nguồn gốc nhà đất như: giấy tờ mua bán tay, kê khai nhà đất 99, quyết định cấp số nhà, hợp đồng điện nước, quyết định xử phạt vi phạm hành chính ….

– Hồ sơ kỹ thuật thửa đất: Bản vẽ sơ đồ nhà đất, bản vẽ hiện trạng nhà đất.

– Giấy tờ về nhân thân: CMND, Hộ khẩu, Đăng ký kết hôn.

3. Nơi nộp hồ sơ:

Tùy theo từng địa phương thì bạn sẽ nộp tại:

– UBND cấp xã (Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ)

– Văn phòng đăng ký đất đai (Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ HÃY LIÊN LẠC CHO CHÚNG TÔI:

CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO: 0827870068 – 0937017711


Dịch Vụ Hợp Thức Hóa Nhà Đất

  • Tháng Tám 6, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Hợp thức hóa nhà đất là một thuật ngữ dân gian để chỉ việc thực hiện các thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với người đang sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Các tình trạng chung của nhà đất cần hợp thức hóa đó là: Nhà đất của bạn đươc mua bán, tặng cho bằng giấy tay; Được các cơ quan như bệnh viện, trường học, cơ quan của bạn … cấp; được chế độ cũ (chế độ Việt Nam Cộng Hòa) cấp … Nhưng phổ biến nhất vẫn là nhận mua bán nhà đất bằng giấy tay (không có công chứng, chứng thực).

Bạn mong muốn thực hiện thủ tục hợp thức hóa để được cấp sổ đỏ – sổ hồng cho căn nhà của mình nhưng bạn không có thời gian? Bạn không biết bắt đầu từ đâu? Bạn ngại khi phải đến cơ quan nhà nước? Hãy để chúng tôi giúp bạn thực hiện các thủ tục cho bạn.

Dịch vụ hợp thức hóa nhà đất (hình minh họa)

Chúng tôi trân trọng giới thiệu Dịch Vụ Hợp Thức Hóa Nhà Đất như sau:

– Tư vấn pháp luật đất đai, nhà ở về các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở.

– Tư vấn cho bạn trường hợp cụ thể của mình có đủ điều kiện để cấp chủ quyền nhà và đất theo quy định của pháp luật không.

-Tư vấn nghĩa vụ tài chính mà bạn phải nộp: tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ...

– Hỗ trợ đo vẽ hiện trạng nhà đất theo quy định để hợp thức hóa nhà đất của bạn.

– Chuẩn bị hồ sơ hồ cần thiết để hợp thức hóa nhà đất của bạn.

– Thay mặt bạn liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như UBND xã phường, UBND quận huyện, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai … để nộp hồ sơ, nhận hồ sơ, bổ túc hồ sơ, trích lục hồ sơ, làm việc với vớ cơ quan chức năng khác …

– Tham gia vào việc giải quyết khiếu kiện, cứu xét … khi cần thiết.

  • PHÍ DỊCH VỤ:

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể sẽ được chúng tôi thống nhất với bạn và ký hợp đồng thực hiện.

HÃY LIÊN LẠC CHO CHÚNG TÔI:

CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO – 0827870068 – 0937017711


Cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở

  • Tháng Mười Hai 19, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở

Rất nhiều người dân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn, đất nông nghiệp sang đất ở. Vậy cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở như thế nào?

Tiền sử dụng đất là gì?

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất (Khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Cách tính tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở theo quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP:

– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp thì căn cứ vào nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng để thu tiền sử dụng đất dựa vào quy định nêu trên.


Các trường hợp được miễn nộp tiền sử dụng đất

  • Tháng Mười Hai 18, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Các trường hợp được miễn nộp tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất là gì?

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất (Khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Trường hợp nào được miễn nộp tiền sử dụng đất?

Điều 11 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp được miễn tiền sử dụng đất như sau:

“1. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công; hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; nhà ở cho người phải di dời do thiên tai.

Việc xác định hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc xác định hộ gia đình hoặc cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.

2. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định.

3. Miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở cho các hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn tiền sử dụng đất đối với các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

6. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.”

Chú ý:

Để được miễn tiền sử dụng đất trong các trường hợp nêu trên thì Thông tư 76/2014/TT-BTC đã có văn bản hướng dẫn như sau:

– Việc miễn tiền sử dụng đất đối với người có công với Cách mạng chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép miễn tiền sử dụng đất theo pháp luật về người có công.

– Hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được miễn tiền sử dụng đất phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; vùng biên giới, hải đảo.

– Người được giao đất ở mới theo dự án di dời do thiên tai được miễn nộp tiền sử dụng đất khi không được bồi thường về đất tại nơi phải di dời.


Bán Nhà Ở Duy Nhất Được Miễn Thuế Thu Nhập Cá Nhân?

  • Tháng Mười Hai 17, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Bán nhà ở duy nhất được miễn thuế Thu nhập cá nhân?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất thì được miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP thì phải đáp ứng đủ 3 điều kiện như sau:

+ Một là: tại thời điểm chuyển nhượng chỉ sở hữu 01 thửa đất ở

Điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định điều kiện là tại thời điểm chuyển nhượng, cá nhân chỉ có quyền sở hữu, quyền sử dụng một nhà ở hoặc một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó).

Việc xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

+ Hai là: cá nhân đã sở hữu nhà ở, đất ở tối thiểu 183 ngày

Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định thời gian cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng phải tối thiểu là 183 ngày.

Khoản 1 Điều 12 Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tiết b.1.2 điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn cách xác định “thời điểm 183 ngày” như sau:

Thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở là ngày cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đối với trường hợp được cấp lại, cấp đổi theo quy định của pháp luật về đất đai thì thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở được tính theo thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trước khi được cấp lại, cấp đổi

+ Ba là: nhà ở, quyền sử dụng đất ở được chuyển nhượng toàn bộ

Điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định nhà ở, quyền sử dụng đất ở phải được chuyển nhượng toàn bộ. Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó.

Ngoài ra, điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: Trường hợp chuyển nhượng nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai không thuộc diện được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, khi đáp ứng đủ các điều kiện trên các bạn sẽ được miễn thuế TNCN khi chuyển nhượng ngôi nhà ở duy nhất.


Điều kiện để Việt Kiều mua nhà ở tại Việt Nam

  • Tháng Mười Hai 16, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Điều kiện để Việt Kiều mua nhà ở tại Việt Nam

Theo quy định của pháp luật thì Việt Kiều được mua nhà ở tại Việt Nam nhưng phải đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định. Vậy điều kiện để Việt Kiều được mua nhà ở tại Việt Nam là gì?

1. Thế nào là Việt Kiều?

Theo Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sử đổi, bổ sung năm 2014) quy định như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”

Như vậy, Việt Kiều được hiểu là công dân Việt Nam, người có gốc Việt Nam đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

2. Điều kiện để Việt Kiều được mua nhà ở tại Việt Nam là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015 hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở:

“2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ởnước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Như vậy, Việt Kiều muốn mua nhà ở Việt Nam thì phải đáp ứng một trong hai điều kiện trên thì sẽ được sở hữu nhà tại Việt Nam.


VIỆT KIỀU ĐƯỢC MUA NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM KHÔNG?

  • Tháng Mười Hai 15, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

VIỆT KIỀU ĐƯỢC MÙA NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM KHÔNG?

Việt kiều hiện nay rất nhiều người về Việt Nam để sinh sống và làm việc rất nhiều và họ nhu cầu mua nhà để ở. Vậy Việt Kiều có được mua nhà ở tại Việt Nam hay không?

Câu hỏi như sau:

Ông Nguyễn Văn Nam là người Việt Nam định cư nước ngoài, nay có nhu cầu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở tại TPHCM từ một cá nhân người Việt Nam (tài sản không thuộc dự án nhà ở thương mại).

Ngoài ra, ông Nam có nhu cầu vay ngân hàng tại Việt Nam để mua nhà. Bên chuyển nhượng đã thuê dịch vụ bảo đảm cho ông Nam mua và thế chấp chính quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở này.

Ông Nam hỏi, ông có thuộc đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở như trên không? Ông có được phép sử dụng chính quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở này để thế chấp hay không?

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Điều 159, 160, 161 và 162 Luật Nhà ở 2014, được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 169 Luật Đất đai.

Đối với việc sở hữu nhà ở không thuộc các dự án phát triển nhà ở thì chỉ được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam được thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 186 Luật Đất đai.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính Phủ

http://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Viet-kieu-duoc-mua-nha-o-Viet-Nam/354681.vgp


12345
Bài viết mới
  • Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không thể xảy ra
  • Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án đã có hiệu pháp luật.
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP THỪA KẾ
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Chuyên mục
  • Án Lệ
  • Biểu Mẫu
  • Dân Sự
  • Đất Đai
  • Doanh Nghiệp
  • Hành Chính
  • Hình Sự
  • Hôn Nhân
  • Tin Tức
  • Văn Bản Luật
  • Văn Bản Pháp Luật
CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO

Luật Kiến Tạo
Công ty Luật Kiến Tạo của chúng tôi tập hợp nhiều luật sư với chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.

LIÊN HỆ
  • Tầng 7, 454 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, Quận 3, TP. HCM
  • 0937 01 77 11
  • luatkientao@gmail.com
BÀI VIẾT GẦN ĐÂY
  • án lệ số 39
    Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do đ. . . Tháng Mười 11,2020
  • Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phâ. . . Tháng Mười 11,2020
Copyright Ceros 2019. All Rights Reserved