093-701-7711
Luật Kiến TạoLuật Kiến TạoLuật Kiến TạoLuật Kiến Tạo
Liên Hệ
  • Giới Thiệu
  • Dân Sự
  • Hình Sự
  • Đất Đai
  • Hôn Nhân
  • Doanh Nghiệp
  • Lĩnh Vực Khác
    • Hành Chính
    • Lao Động
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Văn Bản Luật
    • Văn Bản Pháp Luật
    • Án Lệ
  • Biểu Mẫu
  • Giới Thiệu
  • Dân Sự
  • Hình Sự
  • Đất Đai
  • Hôn Nhân
  • Doanh Nghiệp
  • Lĩnh Vực Khác
    • Hành Chính
    • Lao Động
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Văn Bản Luật
    • Văn Bản Pháp Luật
    • Án Lệ
  • Biểu Mẫu

Thủ tục khởi kiện chia thừa kế đất đai

  • Tháng Tám 27, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

THỦ TỤC KIỆN TRANH CHẤP THỪA KẾ ĐẤT ĐAI

1. Tranh chấp thừa kế đất đai có phải bắt buộc hòa giải?

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

“Điều 3. Về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khỏan 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

…

2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khỏan 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”

Như vậy, tranh chấp thừa kế đất đai không bắt buộc phải hòa giải trước khi khởi kiện tại tòa án.

2. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án chia thừa kế đất đai:

Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: 

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.” (thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết)

Tranh chấp thừa kế đất đai (ảnh minh họa)

3. Hồ sơ và thủ tục khởi kiện tại tòa án:

+ Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, gồm:

– Đơn khởi kiện;

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của người chết.

– Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã, phường (nếu có)

– CMND hoặc CCCD, hộ khẩu của người khởi kiện.

– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người hưởng thừa kế với người để lại thừa kế như: Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn …, giấy chứng tử người chết.

– Các giấy tời khác liên quan để chứng mình cho yêu cầu khởi kiện của mình.

+ Nộp đơn khởi kiện và thụ lý đơn kiện

– Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp (nếu không có yếu tố nước ngoài).

– Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;

+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

– Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

+ Thời hạn để đưa vụ án ra xét xử

Thời hạn chuẩn bị để đưa vụ án ra xét xử: 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn nhưng không quá 02 tháng.


Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND

  • Tháng Tám 27, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Biểu Mẫu, Đất Đai, Tin Tức

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

….., ngày … tháng … năm …

ĐƠN ĐỀ NGHI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Kính gửi:….…………….(1)………………

Tôi tên là:………………………………………..(2)………………………………………………

CMND/CCCD số: ……………………….. ngày cấp: ………………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………..

Bằng đơn này, đề nghị……………………..(1)…………………………… giải quyết việc tranh chấp đất đai giữa tôi và ……(3)……. như sau: …………………….(4)……………..

………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

Hồ sơ, tài liệu gửi kèm theo:

1. Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai (hòa giải không thành).

2. Giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất.

3. Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

___________________

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

(2) Họ tên người tranh chấp (hoặc tên cơ quan, tổ chức tranh chấp).

(3) Tên, địa chỉ của người bị tranh chấp (hoặc tên cơ quan, tổ chức bị tranh chấp).

(4) Ghi rõ nguồn gốc và quá trình sử dụng thửa đất hoặc phần diện tích đất đang có tranh chấp, ghi tóm tắt quá trình dẫn đến tranh chấp và yêu cầu (đề nghị) của người tranh chấp.


Mẫu đơn hòa giải tranh chấp đất đai

  • Tháng Tám 26, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Biểu Mẫu, Đất Đai, Tin Tức

Hiện tại pháp luật không quy định mẫu nên chúng tôi cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về đơn yêu cầu hòa giải để các bạn tham khảo.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–o0o————
                                                 ……………….., ngày….. tháng….. năm ……….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HOÀ GIẢI

(Về việc tranh chấp đất đai)

Kính gửi: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)…………

 
Tôi tên là: ……………………………………., sinh năm………………
CMND/CCCD số: …………………….. cấp ngày……../……/………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………
Điện thoại liên hệ: ………………………………………………
 
Nay tôi làm đơn này đề nghị Quý cơ quan hòa giải tranh chấp đất đai giữa tôi với ông(bà)………… , địa chỉ:………………………….. Cụ thể như sau:

+ Trường trình về nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất (ghi rõ số lô, số thửa, địa chỉ thửa đất:  Hiện tại đất đang do ai quản lý sử dụng? Đất đã được cấp Giấy chứng nhận (sổ đỏ) hay chưa?…..

+ Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp giữa các bên?

+ Yêu cầu của các bên trong vấn đề tranh chấp?

+ Các nội dung đã thỏa thuận được (nếu có) …..

+ Các nội dung khác (nếu có): ……

       Đo các bên không thể thương lượng, hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai nêu trên. Căn cứ vào quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013, tôi làm đơn này đề nghị UBND xã……………….. tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai giữa tôi với ông (bà)…………………………. trú tại……………… để giải quyết tranh chấp đất đai nêu trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)


Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND

  • Tháng Tám 25, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN

1. Tranh chấp đất đai và hòa giải tranh chấp đất đai

Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 khi xảy ra tranh chấp, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu hòa giải.

2. Trường hợp nào được giải quyết tranh chấp tại UBND:

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;

– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân chúng tôi cung cấp bạn tham khảo để biết ứng dụng trong vụ việc của mình.
Tranh chấp đất đai (hình minh họa)

3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND:

– Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết;

– Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết

4. Thành phần hồ sơ và thủ tục thực hiện

* Thành phần hồ sơ:

– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

– Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

– Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

* Cách thức thực hiện:

Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp đơn tại Ủy ban nhân dân.

*Thời gian giải quyết:

Thời hạn giải quyết: không quá 45 ngày.


Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án

  • Tháng Tám 24, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN

1. Tranh chấp đất đai và hòa giải tranh chấp đất đai

Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Vậy tranh chấp đất đai có phải bắt buộc có hòa giải?

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

“Điều 3. Về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khỏan 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

…

2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khỏan 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”

Như vậy, tranh chấp đất đai để xác định ai là ngời có quyền sử dụng đất thì phải bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp, nếu không hòa giải tại UBND cấp xã thì sẽ không được quyền khởi kiện tại tòa án để giải quyết.

Tranh chấp đất đai khi đã có sổ đỏ (Ảnh minh họa)

2. Tranh chấp đất đai nào thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy sau và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết:

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ và thủ tục khởi kiện tại tòa án:

+ Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, gồm:

– Đơn khởi kiện;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

– Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã, phường.

– CMND hoặc CCCD, hộ khẩu.

– Các giấy tời khác liên quan để chứng mình cho yêu cầu khởi kiện của mình.

+ Nộp hồ sơ khởi kiện

– Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp (nếu không có yếu tố nước ngoài).

– Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;

+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

+ Thời hạn đưa vụ án ra xét xử:

Thời hạn chuẩn bị để đưa vụ án ra xét xử: 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn nhưng không quá 02 tháng.


Sổ đỏ, sổ hồng khác nhau như thế nào?

  • Tháng Tám 23, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Sổ Đỏ, Sổ Hồng Khác Nhau Như Thế Nào?

Theo quy định của pháp luật thì không có bất kỳ thuật ngữ nào gọi là Sổ hồng, Sổ đỏ. Đây là thuật ngữ mà người dân thường gọi dựa theo màu sắc của sổ, màu đỏ thì gọi là Sổ đỏ, màu hồng thì gọi Sổ hồng.

1. Sổ đỏ:

Sổ đỏ là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, bìa có màu đỏ, với nội dung ghi nhận quyền sử dụng đất, mẫu này có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật đất đai 2003: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.

2. Sổ hồng:

Sổ hồng là mẫu do Bộ Xây dựng ban hành, bìa có màu hồng với nội dung là ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nên mẫu có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. (sổ này có màu hồng)

HÌnh minh họa sổ đỏ

Để thống nhất thành một, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và ngày 21/10/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo đó, hai loại Giấy chứng nhận nói trên sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất… (sổ này màu hồng).

Bên cạnh đó, Điều 97 Luật Đất đai 2013 cũng quy định:

“1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này”.

Như vậy, theo các quy định như trên thì Sổ đỏ, Sổ hồng đều là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.  Hiện nay cả 3 loại Giấy chứng nhận này vẫn có giá trị pháp lý để lưu hành, thực hiện các giao dịch dân sự. Cả ba Giấy chứng chứng nhận đều có giá trị pháp lý như nhau.


Những tranh chấp về đất đai phổ biến

  • Tháng Tám 22, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Những tranh chấp về đất đai phổ biến

Căn cứ Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì “tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Như vậy: đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất vì Điều 53, Hiến pháp 2013 hay điều 4, Luật đất đai 2013 quy định rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Trên thực tế, tranh chấp đất đai không chỉ là hiện tượng phổ biến mà trong đó còn hết sức đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, về cơ bản tranh chấp về đất đai được chia thành những dạng như sau:

+ Nhóm thứ nhất: Tranh chấp xác định ai có quyền sử dụng đất. 

Đây là tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng đất, về bản chất khi giaỉ quyết tranh chấp này tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai.

Các tranh chấp phổ biến trong trường hợp này là tranh chấp về ranh giới đất liền kề, lối đi, chồng lấn diện tích, kiện đòi lại đất hoặc tranh chấp ai là người có quền sử dụng đất…

Tranh chấp về đất đai (ảnh minh họa)

Nhóm thứ hai: Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất 

 Đây là các tranh chấp phát sinh do chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…Các tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…Bản chất của tranh chấp trong các trường hợp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự.

Nhóm thứ ba: Tranh chấp phân chia quyền sử dụng đất chung:

Đây là dạng tranh chất nhằm phân chia quyền sử dụng đất chung từ việc hình thành quyền sử dụng đất chung như: đất của hộ gia đình, do hôn nhân của vợ chồng, đất do thừa kế, đất do đồng sử dụng … Khi vợ chồng ly hôn, các đồng thừa kế, đồng sử dụng đất kiện nhau để phân chia quyền sử dụng đất chung thì tòa án tiến hành phân chia quyền sử dụng đất để xác định phần quyền của các bên trong tranh chấp.

Nhóm thứ tư: Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất bao gồm: tranh chấp tài sản về nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở; các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây trồng.


Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai

  • Tháng Tám 21, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

1. Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai:

Khi xảy ra tranh chấp đất đai nhà nước luôn khuyến khích các bên tranh chấp có thể thương lượng, giải quyết thông qua việc tự hòa giải hoặc hòa giải tại cơ sở. Tuy nhiên, khi không thể tự hòa giải được cần phải xác định đó là tranh chấp đất đai hay tranh chấp liên quan đến đất đai, vì mỗi loại tranh chấp có thủ tục giải quyết riêng. Có phải tất cả tranh chấp đất đai phải hòa giải tại UBND cấp xã?

Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

2. Vậy tranh chấp đất đai nào phải bắt buộc có hòa giải?

Căn cứ Khỏan 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

“Điều 3. Về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khỏan 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

…

2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khỏan 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”

Như vậy:

+ Tranh chấp đất đai để xác định ai là ngời có quyền sử dụng đất thì phải bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp, nếu không hòa giải tại UBND cấp xã thì sẽ không được quyền khởi kiện tại tòa án để giải quyết.

Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã phường (ảnh minh họa)

3. Những tranh chấp đất đai không phải hòa giả:

– Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất;

– Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất;

– Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất…

Khi xảy ra tranh chấp đất liên quan đến đất đai như là giao dịch (mua bán nhà đất), thừa kế quyền sử dụng đất…thì sẽ không giải quyết theo quy định của Luật Đất đai (không phải hòa giải tại UBND cấp xã) mà các bên sẽ tự hòa giải, thương lượng hoặc khởi kiện tại Toàn án.

4. Hòa giải tranh chấp đât đai ở đâu?

Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, nếu tranh chấp đất đai mà các bên không thể tự hòa giải được thì các bên có thể gửi đơn đến UBND xã nơi có đất tranh chấp để yêu cầu UBND xã tổ chức việc hòa giải.


Điều kiện, thủ tục tách, nhập thửa đất

  • Tháng Tám 20, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC TÁCH THỬA (NHẬP THỬA) ĐẤT

1. Điều kiện, diện tích tối thiểu để được tách thửa:

Căn cứ vào Điều 143, Điều 144 Luật Đất đai 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

Tách thửa đối với đất ở:

Hiện nay, UBND TP. Hồ Chí Minh cho phép được tách thửa khi diện tích tối thiểu của thửa đất hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa (sau khi trừ lộ giới) như sau tối thiểu là 36m2 (Theo quy định khoản 1 Điều 5 Quyết định số 60/2017). Diện tích tối thiểu được tách thửa với đất ở được thể hiện qua bảng sau:

Khu vực Diện tích tối thiểu
Khu vực 1: Gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú. Tối thiểu 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét.
Khu vực 2: Gồm các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và Thị trấn các huyện. Tối thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 mét.
Khu vực 3: Gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn). Tối thiểu 80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 mét.

Tách thửa đất nông nghiệp:

– Trường hợp thửa đất thuộc khu vực quy hoạch để sản xuất nông nghiệp thì được phép tách thửa, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 500m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác và 1.000m2 đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

Lưu ý: Không tách thửa với thửa đất thuộc khu vực không phù hợp quy hoạch để sản xuất nông nghiệp và thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố.

2. Trình tự, thủ tục tách thửa, nhập thửa đấtnhư sau:

Căn cư Điều 75 Nghị định 43 hướng dẫn Luật Đất đai 2013 quy đinh như sau:

“1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

…”

II. DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

  • Tư vấn pháp luật đất đai, các quy định của địa phương ban hành để thục hiện thủ tục tách thửa, nhập thửa đất;
  • Tư vấn nghĩa vụ tài chính khi thực hiện tách thửa, nhập thửa;
  • Hoàn thiện hồ sơ cho khách hàng để thực hiện thủ tục tách thửa, nhập thửa như: Đơn đề nghị tách thửa, nhập thửa; lập bản vẽ tách thửa, nhập thửa…;
  • Đại diện cho khách hàng liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục tách thửa, nhập thửa;
  • Đại biện bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi nhà nước từ chối hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về tách thửa, nhập thửa đất.

Điều kiện, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất

  • Tháng Tám 19, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Điều kiện để được chuyển mục đích sử dụng đất:

Căn cứ Điều 52 Luật Đất đai 2013 thì căn cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo đó, căn cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn chuyển mục đích sử dụng đất.

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 57, luật đất đai năm 2013 quy định về các trường hợp phải xin phép khi chuyển mục đích sử dụng đất:

“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

…:

2. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất:

Điều 69 Nghị định 43 hướng dẫn Luật Đất đai 2013 quy định:

“Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

…

3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.”

II. DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

  • Tư vấn quy định của pháp luật liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Tư vấn các nghĩa vụ tài chính khi chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Hoàn thiện hồ sơ cho khách hàng: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, lập bản vẽ để xin chuyển mục đích sử dụng đất…;
  • Thay mặt khách hàng liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi cơ quan nhà nước từ chối, xác định nghĩa vụ tài chính khi chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật.

12345
Bài viết mới
  • Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không thể xảy ra
  • Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án đã có hiệu pháp luật.
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP THỪA KẾ
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Chuyên mục
  • Án Lệ
  • Biểu Mẫu
  • Dân Sự
  • Đất Đai
  • Doanh Nghiệp
  • Hành Chính
  • Hình Sự
  • Hôn Nhân
  • Tin Tức
  • Văn Bản Luật
  • Văn Bản Pháp Luật
CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO

Luật Kiến Tạo
Công ty Luật Kiến Tạo của chúng tôi tập hợp nhiều luật sư với chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.

LIÊN HỆ
  • Tầng 7, 454 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, Quận 3, TP. HCM
  • 0937 01 77 11
  • luatkientao@gmail.com
BÀI VIẾT GẦN ĐÂY
  • án lệ số 39
    Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do đ. . . Tháng Mười 11,2020
  • Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phâ. . . Tháng Mười 11,2020
Copyright Ceros 2019. All Rights Reserved