093-701-7711
Luật Kiến TạoLuật Kiến TạoLuật Kiến TạoLuật Kiến Tạo
Liên Hệ
  • Giới Thiệu
  • Dân Sự
  • Hình Sự
  • Đất Đai
  • Hôn Nhân
  • Doanh Nghiệp
  • Lĩnh Vực Khác
    • Hành Chính
    • Lao Động
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Văn Bản Luật
    • Văn Bản Pháp Luật
    • Án Lệ
  • Biểu Mẫu
  • Giới Thiệu
  • Dân Sự
  • Hình Sự
  • Đất Đai
  • Hôn Nhân
  • Doanh Nghiệp
  • Lĩnh Vực Khác
    • Hành Chính
    • Lao Động
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Văn Bản Luật
    • Văn Bản Pháp Luật
    • Án Lệ
  • Biểu Mẫu

Những trường hợp nhà đất giấy tay được cấp sổ đỏ?

  • Tháng Tám 18, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

TRƯỜNG HỢP MUA NHÀ ĐẤT BẰNG GIẤY TAY ĐƯỢC CẤP SỔ ĐỎ?

1. Thế nào là mua bán nhà đất bằng giấy tay?

Theo quy định của pháp luật thì việc giao dịch mua bán (chuyển nhượng) quyền sử dụng nhà đất phải được lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực. Do đó, việc mua bán nhà đất bằng giấy tay được hiểu là việc mua bán nhà đất có hợp đồng lập thành văn bản nhưng không có công chứng hoặc chứng thực.

2. Mua nhà đất bằng giấy tay thời điểm nào mới được cấp sổ đỏ?

Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 54 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP có 2 trường hợp người dân mua bán đất bằng giấy viết tay được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất:

– Nếu nguồn gốc thửa đất đó chưa có giấy tờ gì thì thời điểm xét cấp sổ đỏ cho người đang sử dụng đất là phải nhận chuyển quyền trước ngày 1-1-2008. Nếu sau ngày đó thì chưa được xem xét.

– Nếu nguồn gốc thửa đất đó đã có giấy tờ quy định tại điều 100 của Luật Đất đai và điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì thời điểm xét cấp GCN là phải nhận chuyển quyền trước ngày 1-7-2014.

2 trường hợp mua bán nhà bằng giấy tay được cấp sổ đỏ (hình minh họa)

3. Thành phần xin cấp Sổ đỏ khi mua đất bằng giấy viết tay:

4 thành phần cơ bản của hồ sơ để cấp sổ đỏ:

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Giấy tờ về nguồn gốc nhà đất như: giấy tờ mua bán tay, kê khai nhà đất 99, kê khai 1977, quyết định cấp số nhà, hợp đồng điện nước, quyết định xử phạt vi phạm hành chính ….

– Hồ sơ kỹ thuật thửa đất: Bản vẽ sơ đồ nhà đất, bản vẽ hiện trạng nhà đất.

– Giấy tờ về nhân thân: CMND, Hộ khẩu, Đăng ký kết hôn.

4. Nơi nộp hồ sơ:

Tùy theo từng địa phương thì bạn sẽ nộp tại:

– UBND cấp xã (Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ)

– Văn phòng đăng ký đất đai (Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ)


Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

  • Tháng Tám 17, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN (TÀI SẢN) THỪA KẾ

Để thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản từ người đã chết sang người thừa kế (còn sống) có hai loại thủ tục là: thủ tục thỏa thuận phân chia di sản hoặc thủ tục khai nhận di sản.

1. Trường hợp áp dụng thủ tục thỏa thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Theo Khoản 1 Điều 57 Luật Công chứng thì thủ tục thỏa thuận phân chia di sản được áp dụng trong trường hợp :“Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản”

2. Trường hợp áp dụng thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Theo Khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng thì việc thực hiện thủ tục khai nhận di sản được áp dụng đối với trường hợp “Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”

II. Giầy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế

a) Các giấy tờ chung:

+ Giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nhà); sổ tiết kiệm, Giấy đăng ký xe,…

+ Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế: CMND, hộ khẩu.

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản.

b) Trường hợp không có di chúc:

+ Tờ tường trình về quan hệ nhân thân

+ Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người thừa kế theo pháp luật với người để lại di sản: hộ khẩu, giấy khai sinh, tờ khai nhân khẩu. giấy đăng ký kết hôn;

c) Trường hợp có di chúc: Di chúc

III, Các bước tiến hành khai nhận thừa kế

1. Bước 1:

Thiết lập và chuẩn bị hồ sơ theo thành phần như đã nêu ở trên. Liên hệ Cơ quan công chứng để cơ quan này tiến hành thủ tục niêm yết. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế.

2. Bước 2:

Người được hưởng di sản tiến hành kê khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ tại Cơ quan thuế.

3. Bước 3:

Người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

III. DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

1. Tư vấn thủ tục kê khai di sản thừa kế:

  • Thủ tục kê khai di sản thừa kế đối với tài sản là đồng sở hữu, tài sản chung vợ chồng, người ở nước ngoài…
  • Tư vấn pháp luật về quyền thừa kế, chia tài sản thừa kế không phụ thuộc di chúc;
  • Cách thức chia thừa kế, hàng thừa kế, phân chia di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật.
  • Soạn thảo hồ sơ, thay mặt khách hàng liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục kê khai, nộp thuế, đăng bộ, cấp đổi chủ quyền.

2. Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế

  • Đại điện các bên tiến hành đàm phán, hòa giải, thương lượng khi chia thừa kế;
  • Tham gia giải quyết tranh chấp trong việc chia di sản thừa kế.
  • Tham gia giải quyết tranh chấp trong việc xác định tài sản thừa kế, giá trị tài sản thừa thừa kế.
  • Hướng dẫn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
  • Đại điện cho các bên trước Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thủ tục làm sổ hồng, sổ đỏ

  • Tháng Tám 15, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

THỦ TỤC CẤP SỔ HỒNG, SỔ ĐỎ

I. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay trong thực tế còn gọi là Hợp thức hóa, nhiều người còn gọi là cấp sổ hồng, sổ đỏ. Chung quy lại có thể hiểu là nhà, đất chưa được cấp chủ quyền (sổ hồng, sổ đỏ) cần tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật để được cấp chủ quyền cho phần nhà và đất này.

Điều 99 Luật Đất đai quy định các trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”

“1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

…”

Theo các Điều 100, Điều 101 và Điều 102 Luật Đất đai quy định các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận khi trước đó người sử dụng đất chưa được cấp chủ quyền. Trong thực tế tư vấn và thực hiện dịch vụ cho khách hàng chúng tôi thấy nhiều nhất là các tường hợp:

1. Giấy tờ mua bán, cho tặng nhà, đất bằng giấy tay (không có công chứng, chứng thực của nhà nước).

2. Sử dụng đất từ trước đến nay có các kê khai nhà đất năm 1977, kê khai nhà đất năm 1999.

3. Các giấy tờ được cấp từ chế độ cũ (chính quyền Việt Nam Cộng Hòa)

4. Được cấp nhà, đất từ các đơn vị như trường học, bệnh viện, đơn vị của nhà nước cho nhân viên.

II. DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI:

  • Tư vấn pháp luật đất đai, nhà ở về các trường hợp được cấp Giấy chưng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở.
  • Tư vấn cho khách hàng trường hợp cụ thể của mình có đủ điều kiện để cấp chủ quyền nhà và đất theo quy định của pháp luật không.
  • Chuẩn bị hồ sơ, đo vẽ hiện trạng nhà và đất theo quy định để cấp chủ quyền nhà đất.
  • Thay mặt khách hàng liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp chủ quyền nhà, đất.
  • Tư vấn nghĩa vụ tài chính: tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ
Ảnh minh họa sổ hồng, sổ đỏ

III. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận (sổ hồng, sổ đỏ)

Về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, người sử dụng đất cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Các điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau:

“1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có:

a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

b) Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;

c) Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);

đ) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);”

2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận:

 Căn cứ Điều 105 Luật Đất đai thì  thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

3. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận:

Khoản 2 Điều 61 Nghị định 43 hướng dẫn Luật đất đai 2013, quy định:

“2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:

a) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày;

b) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng là không quá 30 ngày;

c) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất là không quá 20 ngày;

d) Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, nhóm người sử dụng đất là không quá 15 ngày;

đ) Tách thửa, hợp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý là không quá 20 ngày;

e) Gia hạn sử dụng đất là không quá 15 ngày;

g) Xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất là không quá 10 ngày;

h) Đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề là không quá 10 ngày;

i) Đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký là không quá 15 ngày;

k) Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất là không quá 30 ngày;

l) Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày;

m) Xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 05 ngày làm việc;

n) Đăng ký, xóa đăng ký thế chấp, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất là không quá 03 ngày làm việc;

o) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng là không quá 10 ngày;

p) Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 10 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày;q) Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 30 ngày.”


Thủ Tục Chuyển Nhượng, Tặng Cho Nhà Đất

  • Tháng Tám 13, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Thủ Tục Chuyển Nhượng, Tặng Cho Nhà Đất

1. Quy định chung của pháp luật:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất thì hợp đồng phải được lập thành văn bản và phải thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì không còn thủ tục chứng thực mà chuyển toàn bộ thẩm quyền sang Tổ chức hành nghề công chứng.

2. Giấy tờ cần thiết khi để công chứng (chuyển nhượng, tặng cho)

+ Đối với người chuyển nhượng, người tặng cho:

  • Chủ quyền nhà, đất (sổ hồng, sổ đỏ)
  • Tờ khai (thông báo) lệ phí trước bạ
  • Quyết định cấp số nhà (nếu có)
  • Giấy tờ nhân thân: CMND, Hộ khẩu
  • Giấy đăng ký kết hôn; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

+ Đối với người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho:

  • Giấy tờ nhân thân: CMND, Hộ khẩu

3. Tổ chúc hành nghề công chứng có thẩm quyền:

Tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở.


Thủ Tục Hoàn Công

  • Tháng Bảy 4, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

I. Hoàn công là gì?

Hoàn công hay hoàn công xây dựng là một thủ tục trong hoạt động xây dựng công trình nhằm xác nhận sự kiện chủ đầu tư, đơn vị thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng. Hoàn công có ý nghĩa là điều kiện bắt buộc để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình khi có sự thay đổi do xây dựng.

II. Tại sao bạn nên hoàn công?

Việc thực hiện thủ tục hoàn công và chứng nhận sự thay đổi tài sản trên đất do xây dựng là rất cần thiết. Đặc biệt trong trường hợp các cá nhân, tổ chức tiến hành thế chấp tài sản, chuyển dịch tài sản. Việc chứng nhận tài sản trên đất vào giấy chứng nhận làm tăng giá trị của tài sản. Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng thì tài sản trên đất cần được chứng nhận để đủ điều kiện chuyển nhượng và tránh những rắc rối về mặt pháp lý.

III. Những giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục hoàn công:

  1. Giấy chứng nhận (sổ hồng, sổ đỏ)
  2. Tờ khai (thông báo) nộp lệ phí trước bạ
  3. Quyết định cấp số nhà (nếu có)
  4. Giấy phép xây dựng
  5. Bản vẽ xin phép xây dựng
  6. Bản vẽ hoàn công công trình
  7. Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình
  8. Hợp đồng thi công
  9. Hóa đơn thi công
  10.  Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (trong trường hợp cấp đổi chủ quyền)

Tuy những giấy tờ cần thiết như vậy nhưng không phải ai cũng biết và có thời gian để thực hiện thủ tục hoàn công và cấp chứng nhận sở hữu nhà. Chúng tôi là đơn vị chuyên thực hiện hoàn công cho khách hàng nên chúng tôi sẽ giúp cho khách hàng của mình:

  1. Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến hoàn công
  2. Liên hệ với các đơn vị, tổ chức để lập bản vẽ, hoàn thiện hồ sơ hoàn công
  3. Thay mặt khách hàng liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc cập nhật biến động tài sản vào chủ quyền hoặc cấp đổi giấy chứng nhận

12345
Bài viết mới
  • Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không thể xảy ra
  • Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án đã có hiệu pháp luật.
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP THỪA KẾ
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Chuyên mục
  • Án Lệ
  • Biểu Mẫu
  • Dân Sự
  • Đất Đai
  • Doanh Nghiệp
  • Hành Chính
  • Hình Sự
  • Hôn Nhân
  • Tin Tức
  • Văn Bản Luật
  • Văn Bản Pháp Luật
CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO

Luật Kiến Tạo
Công ty Luật Kiến Tạo của chúng tôi tập hợp nhiều luật sư với chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.

LIÊN HỆ
  • Tầng 7, 454 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, Quận 3, TP. HCM
  • 0937 01 77 11
  • luatkientao@gmail.com
BÀI VIẾT GẦN ĐÂY
  • án lệ số 39
    Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do đ. . . Tháng Mười 11,2020
  • Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phâ. . . Tháng Mười 11,2020
Copyright Ceros 2019. All Rights Reserved