093-701-7711
Luật Kiến TạoLuật Kiến TạoLuật Kiến TạoLuật Kiến Tạo
Liên Hệ
  • Giới Thiệu
  • Dân Sự
  • Hình Sự
  • Đất Đai
  • Hôn Nhân
  • Doanh Nghiệp
  • Lĩnh Vực Khác
    • Hành Chính
    • Lao Động
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Văn Bản Luật
    • Văn Bản Pháp Luật
    • Án Lệ
  • Biểu Mẫu
  • Giới Thiệu
  • Dân Sự
  • Hình Sự
  • Đất Đai
  • Hôn Nhân
  • Doanh Nghiệp
  • Lĩnh Vực Khác
    • Hành Chính
    • Lao Động
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Văn Bản Luật
    • Văn Bản Pháp Luật
    • Án Lệ
  • Biểu Mẫu
án lệ số 39

Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không thể xảy ra

  • Tháng Mười 11, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Tin Tức

Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không thể xảy ra được Hội đồng phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 13 tháng 8 năm 2020 và được công bố theo Quyết định số 276/QĐ-CA ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 29/2019/DS-GĐT ngàỵ 12-11-2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp họp đồng ở nhờ nhà ở” tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa nguyên đơn là cụ Trần Vân C với bị đơn là ông Nguyễn Công H, bà Trần Thị C1 và Công ty TNHH một thành viên Du lịch T; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 03 người.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 1 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung của án lệ:

  • Tình huống án lệ:

Người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (bên bán) cam kết sau khi mua hóa giá nhà của nhà nước sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà cho bên mua. Bên bán đã nhận tiền và giao nhà cho bên mua nhưng sau đó Nhà nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà.

  • Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà là giao dịch dân sự có điều kiện nhưng vô hiệu do điều kiện của hợp đồng không thể xảy ra.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

  • Điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 (tương ứng với khoản 6 Điều 406 Bộ luật Dân sự năm 2005, khoản 6 Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2015);
  • Điều 21 Luật Nhà ở năm 2005 (tương ứng với Điều 10 Luật Nhà ở năm 2014);
  • Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Từ khoá của án lệ:

“Giao dịch dân sự có điều kiện”; “Điều kiện không xảy ra”; “Giao dịch vô hiệu”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Tại Đơn khởi kiện ngày 27-6-2003 của cụ Trần Vân C và Đơn yêu cầu kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng ngày 26-4-2011 của bà Lê Thị Minh C2, ông Lê Minh S, ông Lê Minh Đ, ông Lê Minh T2 và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn do bà Lê Thị Minh C2 đại diện trình bày:

Năm 1982, gia đình cụ Nguyễn Viết L (chết năm 1985) và cụ Trần Vân C (chết năm 2011) cùng 3 người con là ông Lê Minh S, ông Lê Minh Đ, ông Lê Minh T2 được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp cho sử dụng tầng trệt phía trước căn nhà số 182 đường A, phường B, quận D, Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 5-1989, cụ C cho Chi nhánh Công ty Du lịch T thuê một phần nhà có diện tích 50,85m2, vị trí góc 2 mặt tiền đường A – Đ để mở cửa hàng dịch vụ tổng hợp. Bà C1 khi đó lấy tư cách là cửa hàng trưởng, cùng chồng là ông Nguyễn Công H trực tiếp kinh doanh và đại diện cho Chi nhánh Công ty Du lịch T trả tiền thuê nhà tháng 6-1989 là 2,3 chỉ vàng 24K và trả tiếp tiền thuê từ tháng 7-1989 đến tháng 12-1992 là 75 chỉ vàng 24K, đợt một trả vào ngày 10-7-1989 là 35 chỉ vàng 24K, đợt hai trả 40 chỉ vàng vào ngày 01-9-1989. Tổng cộng cụ c nhận 7,5 lượng vàng 24K.

Tháng 12-1989, Chi nhánh Công ty Du lịch T kinh doanh không hiệu quả nên giao cho bà C1 tiếp tục kinh doanh và thực hiện việc trả tiền thuê cho đến hết tháng 02-2002. Kể từ tháng 3-2002 đến nay bà C1 và ông H vẫn ở tại phần diện tích này và không trả tiền thuê nhà, một phần nhà hiện do bà T1 sử dụng, một phần do bà K sử dụng.

Quá trình bà C1, ông H sử dụng nhà có xây dựng, sửa chữa nên phần diện tích đang tranh chấp có giá trị tính theo biên bản định giá ngày 22-01-2014 là 1.427.421.900 đồng, nay đề nghị Tòa án xét xử theo quy định của pháp luật. Đối với Hợp đồng liên kết số 05 ký ngày 20-5-1989 ký với Chi nhánh Công ty Du lịch T, nguyên đom không yêu cầu giải quyết và rút yêu cầu buộc Công ty TNHH một thành viên Du lịch T trả 1,48 lượng vàng 24K tiền thuê nhà.

Do hai bên không có việc mua bán nhà và không còn quan hệ thuê nhà nên nguyên đơn yêu cầu Tòa án tuyên hủy bỏ bản cam kết do cụ Trần Vân C và bà Trần Thị Cl lập và ký ngày 10-7-1989; buộc bà Cl, ông H trả ngay phần nhà đang ở nhờ. Đồng ý trả cho bà Cl, ông H chi phí sửa chữa lại nhà là 64.105.000 đồng.

Bị đơn là ông Nguyễn Công H, bà Trần Thị C1 trình bày:

Năm 1989, ông H, bà C1 có sang nhượng một phần diện tích khoảng hơn 40m2 nằm trong nhà 182 đường A, quận D của cụ Trần Vân C với giá 7,5 lượng vàng 24K, hai bên có viết giấy tay bán nhà vào ngày 10-7-1989, ông H, bà C1 đã giao đủ số vàng này cho cụ C, sau đó đưa thêm 5 chỉ, tổng cộng giá bán là 8 lượng vàng 24K. Phần diện tích sang nhượng có vị trí tại góc 2 mặt tiền đường A – Đ. Vào thời điểm đó, cụ C đang thuê căn nhà trên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nên chưa được cấp chủ quyền nhà, do đó hai bên chỉ viết giấy tay, không ký được hợp đồng mua bán. Sau đó, ông H, bà C1 đã sang nhượng lại cho bà Trần Thị Kim T1 một phần nhà có diện tích khoảng 16m2, việc sang nhượng với bà T1 chỉ thỏa thuận bằng miệng. Khoảng năm 2005, ông H, bà C1 có hợp tác kinh doanh với bà Lương Thị K tại phần diện tích trên.

Theo bản cam kết giữa hai bên tại giấy viết tay ngày 10-7-1989 thì khi nào Nhà nước cho cụ C mua hóa giá nhà thì ông H, bà C1 phải trả tiền hóa giá phần diện tích đã sang nhượng và cụ C có trách nhiệm làm thủ tục chuyển quyền sờ hữu phân diện tích đã sang nhượng cho ông H, bà Cl. Đồng thời, căn cứ Luật Đất đai năm 2003 thì ông H, bà C1 đã sử dụng nhà và đất trên 25 năm nên phải được công nhận quyền sử dụng đất và nhà, nên yêu cầu công nhận việc chuyển nhượng nhà theo Bản cam kết ngày 10-7-1989 vì đây là giao dịch dân sự có điều kiện.

Những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của cụ C yêu cầu đòi nhà cho ở nhờ là không có cơ sở vì theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì cụ C chỉ có quyền sở hữu 167m2 còn phần diện tích trên cụ C không có quyền sở hữu, nên không có quyền khởi kiện, ông H, bà C1 không chấp nhận. Do tranh chấp phát sinh năm 1989 đã hết thời hiệu, nên yêu cầu đình chỉ vụ án.

Việc sang nhượng một phần diện tích cho bà T1 và việc hợp tác kinh doanh với bà K không yêu cầu giải quyết. Quá trình sử dụng ông H, bà c 1 có sửa chữa lại nhà với chi phí sửa chữa tính theo bản chiết tính là 64.105.000 đồng, trường hợp Tòa án không công nhận việc chuyển nhượng nhà thì yêu cầu phải trả lại số tiền đã sửa chữa này.

Bị đơn là Công ty TNHH một thành viên Du lịch T do ông Nguyễn Văn T3 đại diện trình bày: 

Công ty TNHH một thành viên Du lịch T là đơn vị chủ quản của Chi nhánh Công ty Du lịch T. Thời điểm năm 1989, Chi nhánh do ông Nguyễn S1 làm giám đổc, Chi nhánh đã giải thể từ năm 1990. Việc Chi nhánh ký kết hợp đồng liên kết với cụ Trần Vân C, trước đây ông S1 không có báo cáo với Công ty và khi giải thể cũng không có bàn giao công nợ nên Công ty không có căn cứ để giải quyết đối với yêu cầu đòi tiền thuê nhà của cụ C. Những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của cụ C không có yêu cầu giải quyết đối với Hợp đồng liên kết số 05 ngày 20-5-1989 ký với Chi nhánh Công ty Du lịch T và đã rút yêu cầu đòi 1,48 lượng vàng 24K tiền thuê nhà nên Công ty TNHH một thành viên Du lịch T không có ý kiến nào khác. Yêu cầu xét xử theo quy định của pháp luật, ông T3 xin được vắng mặt.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Trần Thị Kim T1 trình bày: Công ty TNHH một thành viên Du lịch T là đơn vị chủ quản của Chi nhánh Công ty Du lịch T. Thời điểm năm 1989, Chi nhánh do ông Nguyễn S1 làm giám đổc, Chi nhánh đã giải thể từ năm 1990. Việc Chi nhánh ký kết hợp đồng liên kết với cụ Trần Vân C, trước đây ông S1 không có báo cáo với Công ty và khi giải thể cũng không có bàn giao công nợ nên Công ty không có căn cứ để giải quyết đối với yêu cầu đòi tiền thuê nhà của cụ C. Những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của cụ C không có yêu cầu giải quyết đối với Hợp đồng liên kết số 05 ngày 20-5-1989 ký với Chi nhánh Công ty Du lịch T và đã rút yêu cầu đòi 1,48 lượng vàng 24K tiền thuê nhà nên Công ty TNHH một thành viên Du lịch T không có ý kiến nào khác. Yêu cầu xét xử theo quy định của pháp luật, ông T3 xin được vắng mặt.

Bà T1 có sang nhượng lại của bà C1 một phần nhà số 182 đường A, phường B, quận D, Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích khoảng 16m2 vào năm 1989, với giá 4 lượng vàng, việc sang nhượng không làm giấy tờ. Nay bà T1 yêu cầu phía cụ C phải có trách nhiệm làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho ông H, bà C1. Việc sang nhượng giữa bà T1 với ông H, bà C1 không yêu cầu Tòa án giải quyết. Đồng thời, theo bà T1 thì phần diện tích các bên đang tranh chấp là phần sử dụng chung của các hộ trong nhà 182 đường A, phường B, quận D, Thành phố Hồ Chí Minh, cụ C không có quyền sở hữu nên không có quyền khởi kiện.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Lương Thị K trình bày:

Ngày 01-4-2005, bà K có hợp tác kinh doanh với bà Cl. Giấy phép kinh doanh do bà K đứng tên tại địa chi số 182 đường A, phường B, quận D, Thành phố Hồ Chí Minh, khi hợp tác bà K không biết rõ về tình trạng pháp lý căn nhà. Naỵ cụ C và bà C1 có tranh chấp bà không có ý kiến và không có yêu cầu nào, về việc hợp tác với bà C1 hai bên tự giải quyết.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty Quản lý kinh doanh nhà N do bà Phạm Thúy H1 đại diện trình bày:

Công ty Quản lý kinh doanh nhà N tiến hành bán nhà số 182 đường A, phường B, quận D, Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2001, trước khi bán có lập biên bản kiểm tra phần diện tích do từng hộ sử dụng. Theo nội dung biên bản thì phần diện tích nhà ở và đất ở các đương sự đang tranh chấp nằm trong lộ giới thuộc quyền sử dụng của chủ sở hữu (cụ C – đã chết) cho đến khi Nhà nước thu hồi để thực hiện dự án mở rộng lộ giới. Việc cụ C cho ở nhờ, cho thuê, chuyển nhượng là trái với quy định nên Công ty Quản lý nhà N không đồng ý. Yêu cầu xét xử theo quy định của pháp luật.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 28/DS-ST ngày 27-7-2006, Tòa án nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

  • Hủy cam kết ngày 10-7-1989 giữa cụ C với ông H, bà C1.
  • Ông H, bà C1, bà TI, bà K có trách nhiệm giao lại cho cụ C một phần tầng trệt nhà 182 đường A, phường B, quận D, Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 50,85m2.
  • Cụ C trả ông H, bà C1: 8 lượng vàng đã nhận + 27,49 lượng vàng thiệt hại + 64.105.000 đồng tiền sửa chữa. Tổng cộng 35,49 lượng vàng và 64.105.000 đồng.

Nguyên đơn và bị đơn đều có đơn kháng cáo.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 188/2007/DS-PT ngày 07-02-2007, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

Sửa một phần Bản án sơ thẩm:

Công nhận Hợp đồng mua bản nhà giữa cụ Trần Vân C với ông Nguyễn Công H, bà Trần Thị C1 theo giấy cam kết ngày 10-7-1989.

Cụ C có trách nhiệm chuyển quyền sở hữu nhà cho ông H, bà C1.

Ông H, bà C1 trả cụ C tiền hóa giá nhà 169.432.000 đồng.

Tại Quyết định số 138/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 13-11-2007, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 01/2008/DS-GĐT ngày 25-01-2008, Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định: Hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 28/DS-ST ngày  27-7-2006 của Tòa án nhân dân Quận 3 và hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 188/2007/DS-PT ngày 07-02-2007 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Quận 3 xét xử theo thủ tục sơ thẩm.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 12/2014/DS-ST ngàỵ 16-4-2014, Tòa án nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu của những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của cụ Trần Vân C.

  • Tuyên bố bản cam kết về việc chuyển nhượng quyền sử dụng một phần căn nhà sổ 182 đường A, phường B, quận D, Thành phố Hồ Chỉ Minh ký ngày 10-7-1989 giữa cụ Trần Vân C và bà Trần Thị C1 là vô hiệu.
  • Buộc những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của cụ Trần Vân C là bà Lê Thị Minh C2, ông Lê Minh S, ông Lê Minh Đ, ông Lê Minh T2 có trách nhiệm hoàn trả cho ông Nguyễn Công H, bà Trần Thị C1 số vàng đã nhận là 8 lượng vàng 24k = 276.320.000 đồng.
  • Buộc những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của cụ Trần Vân C là bà Lê Thị Minh C2, ông Lê Minh S, ông Lê Minh Đ, ông Lê Minh T2 có trách nhiệm hoàn trả cho ông Nguyễn Công H, bà Trần Thị C1 chi phí xây dựng, sửa chữa nhà là 64.105.000 đồng.
  • Buộc những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của cụ Trần Vân C là bà Lê Thị Minh C2, ông Lê Minh S, ông Lê Minh Đ, ông Lê Minh T2 có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông Nguyễn Công H, bà Trần Thị C1 số tiền là 575.550.950 đồng.

-Buộc ông Nguyễn Công H, bà Trần Thị C1, bà Trần Thị Kim Tỉ, bà Lương Thị K phải có trách nhiệm giao trả cho những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của cụ Trần Vân C là bà Lê Thị Minh C2, ông Lê Minh S, ông Lê Minh Đ, ông Lê Minh T2 phần diện tích nhà và đất trong căn nhà sổ 182 đường A, phường B, quận D, Thành phổ Hồ Chí Minh gồm: Diện tích nhà và đất trong nhà chính có lầu, phù hợp quy hoạch là 8,1 lm2 + diện tích nhà và đất trong lộ giới là 42,74m2.

Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 24-4-2014, ông Nguyễn Công H, bà Trần Thị C1, bà Trần Thị Kim T1 có đơn kháng cáo.

Ngày 28-4-2014, bà Lê Thị Minh C2 có đơn kháng cáo.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 1515/2014/DS-PT ngày 01-12-2014, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Lê Thị Minh C2, bà Trần Thị C1, ông Nguyễn Công H và bà Trần Thị Kim TI, giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm.

Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.

Sau khi xét xử phúc thẩm, bị đơn là ông Nguyễn Công H, bà Trần Thị C1 có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 1515/2014/DS-PT ngày 01-12-2014 nêu trên.

Tại Quyết định kháng nghị số 38/KNGDT-VC3-V2 ngày 21-3-2016, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 1515/2014/DS-PT ngày 01-12-2014 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và Bản án dân sự sơ thẩm số 12/2014/DS-ST ngày 16-4-2014 của Tòa án nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử sơ thẩm lại.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 234/2016/DS-GĐT ngày 09-9-2016, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

Không chấp nhận Kháng nghị số 38/KNGĐT-VC3-V2 ngày 21-3-2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phổ Hồ Chí Minh; giữ nguyên Bản án dân sự phúc thẩm số 1515/2014/DS-PT ngày 01-12-2014 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 21-01-2017, ông Nguyễn Công H, bà Trần Thị Cl, bà Trần Thị Kim T1 có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Quyết định giám đốc thẩm số 234/2016/DS-GĐT ngày 09-9-2016 nêu trên.

Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 56/2019/KN-DS ngày 05-8-2019, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị Quyết định giám đốc thẩm số 234/2016/DS-GĐT ngày 09-9-2016 của ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy Quyết định giám đốc thẩm số 234/2016/DS-GĐT ngàỵ 09-9-2016 của ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 1515/2014/DS-PT ngàỵ 01-12-2014 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Bản án dân sự sơ thẩm số 12/2014/DS-ST ngày 16-4-2014 của Tòa án nhân dân Quận 3, Thành phổ Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Hồ sơ, chứng cứ vụ án thể hiện, ngày 10-7-1989, cụ Trần Vân C và bà Trần  Thị C1 ký Bản cam kết và Giấy biên nhận với nội dung: Cụ C1 có nhận của bà C1 75 chỉ vàng, cho vợ chồng bà C1 toàn quyền sử dụng phần diện tích 45m2 tại căn nhà số 182 đường A, phường B, quận D, Thành phố Hồ Chí Minh; cụ C không bao giờ đòi lại nhà, cũng như vợ chồng bà C1 không đòi lại vàng; khi nào Nhà nước cho cụ C mua hóa giá nhà thì ông H, bà C1 phải trả tiền hóa giá phần diện tích đang sử dụng và cụ C có trách nhiệm làm thủ tục chuyển quyền sở hữu phần diện tích đã sang nhượng cho ông H, bà C1. Như vậy, có cơ sở xác định cụ C đã thỏa thuận bán một phần căn nhà số 182 đường A đang thuê của Nhà nước cho bà C1 với điều kiện khi cụ C được Nhà nước hóa giá, hay nói cách khác, Nhà nước bán hóa giá nhà thì giao dịch phát sinh hiệu lực. Điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 quy định: “Trong trường hợp các bên thỏa thuận về một sự kiện là điều kiện thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng, thì khi sự kiện đó xảy ra, hợp đồng phải được thực hiện hoặc chấm dứt. Điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng tuy không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, nhưng trong phần nhà đất cụ C thỏa thuận chuyển nhượng cho bà C1 có diện tích 42,74m2 nằm trong lộ giới, Nhà nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của cụ C cho nên phần lớn điều kiện đó không xảy ra. Vì vậy, sự thỏa thuận giữa cụ C với bà C1 không phát sinh hiệu lực, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm tuyên vô hiệu là có căn cứ.

[2] Theo quy định tại Điều 21 Luật Nhà ở năm 2005, điểm h khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở năm 2014 và Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Vì phần nhà đất có diện tích 42,74m2 đang tranh chấp nằm trong lộ giới, Nhà nước không hóa giá, không công nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất cho cụ C thì cụ C và những người thừa kế của cụ C không có quyền kiện đòi phần diện tích nhà đất đó. Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm buộc ông H, bà C1, bà T1, bà K phải có trách nhiệm giao trả cho những người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cụ C phần diện tích nhà và đất thuộc lộ giới, Nhà nước không công nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất là không có căn cứ. Quyết định giám đốc thẩm của ủỵ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh không nhận thấy sai sót của Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm, từ đó tuyên không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, giữ nguyên bản án phúc thẩm là không đúng với quy định tại khoản 2 Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào khoản 2 Điều 337, khoản 3 Điều 343, khoản 2 Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:

1.Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 56/2019/KN-DS ngày 05-8-2019 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2.Hủy Quyết định giám đốc thẩm số 234/2016/DS-GDT ngày 09-9-2016 của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 1515/2014/DS-PT ngày 01-12-2014 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 12/2014/DS-ST ngày 16-4-2014 của Tòa án nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp hợp đồng ở nhờ nhà ở” giữa nguyên đơn là cụ Trần Vân C (chết ngày 02-4-2011); người kế thừa quyền và nghĩa vụ của cụ Trần Vân C là bà Lê Thị Minh C2, ông Lê Minh S, ông Lê Minh Đ, ông Lê Minh T2 với bị đơn là ông Nguyễn Công H, bà Trần Thị C1 và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác.

3.Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm đúng quy định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ:

“[l]… Như vậy, có cơ sở xác định cụ C đã thỏa thuận bán một phần căn nhà số 182 đường A đang thuê của Nhà nước cho bà C1 với điều kiện khi cụ C được Nhà nước hóa giá, hay nói cách khác, giao dịch giữa cụ C và bà C1 là giao dịch dân sự có điều kiện, khi nào cụ C được Nhà nước bán hóa giá nhà thì giao dịch phát sinh hiệu lực. Điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 quy định: “Trong trường hợp các bên thỏa thuận về một sự kiện là điều kiện thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng, thì khi sự kiện đó xảy ra, hợp đồng phải được thực hiện hoặc chấm dứt. Điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng tuy không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, nhưng trong phần nhà đất cụ C thỏa thuận chuyển nhượng cho bà C1 có diện tích 42,74m2 nằm trong lộ giới, Nhà nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của cụ C cho nên phần lớn điều kiện đó không xảy ra. Vì vậy, sự thỏa thuận giữa cụ C với bà C1 không phát sinh hiệu lực, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm tuyên vô hiệu là có căn cứ. ”


Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án đã có hiệu pháp luật.

  • Tháng Mười 11, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Án Lệ, Tin Tức

Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án đã có hiệu pháp luật, được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 13 tháng 8 năm 2020 và được công bố theo Quyết định số 276/QĐ-CA ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ :

Quyết định giám đốc thẩm số 28/2019/DS-GĐT ngày 12-11-2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Kiện đòi tài sản” tại tỉnh Lâm Đồng giữa nguyên đơn là bà Tô Thị M và bị đơn là cụ Nguyễn Thị Đ, bà Phạm Thị H, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 09 người.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 2 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

  • Tình huống án lệ :

Sau khi tài sản là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đã được phân chia bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì có người khác (không phải là đương sự trong vụ án đó) khởi kiện đòi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đó.

  • Giải pháp pháp lý :

Trường hợp này, Tòa án không thụ lý vụ án mới. Người có yêu cầu đòi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của pháp luật.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ :

Điểm c khoản 1 Điều 192, điểm g khoản 1 Điều 217, khoản 2 Điều 327, khoản 1 Điều 353 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Từ khóa của án lệ:

“Tài sản được phân chia bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật”; “Kiện đòi tài sản”; “Không thụ lý vụ án mới”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

1.Tại Đơn khởi kiện đề ngày 18-7-2011, Đơn khởi kiện bổ sung đề ngày 16-6-2015 và các lời khai trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là bà Tô Thị M (do ông Nguyễn Anh D là người đại diện hợp pháp) trình bày:

Nguồn gốc đất tại số 12 đường G, phường 5, thành phố T (trong đó có 01 phần nhà, đất tranh chấp hiện nay là số 12A đường G) là tài sản của cha mẹ bà M là cụ Tô Duy H1 và cụ Trần Thị Đ1, được Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất số 6015/NĐ-XD Q3,4 ngày 18-12-1989. Nhà có cấu trúc cấp 2, hạng 3, còn 80%, nền gạch hoa, vách xây, tường đúc, mái bằng, tổng diện tích là 437,9m2, diện tích sử dụng chính là 315,17m2. Năm 1973, cụ H1 cho bà Hoàng Thị N thuê một phần nhà sau để ở (số 12A đường G). Năm 1975, gia đình cụ H1 đòi nhà thì bà N xin ở thêm một thời gian cho đến khi tìm được nơi ở mới sẽ trả nhà. Từ sau năm 1975, gia đình cụ H1 không thu tiền thuê nhà của bà N. Năm 1980, bà N lén lút cho bà Phạm Thị H vào ở nhà đang thuê của cụ H1. Gia đình bà M đã khiếu nại việc này đến Ủy ban nhân dân phường 5, thành phố T, nhưng qua hòa giải, gia đình bà M đồng ý cho bà H ở cho đến khi tìm được nhà.

Năm 2003, bà H kê khai và xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại số 12A đường G, phường 5, thành phố T, gia đình bà M tiếp tục yêu cầu bà H trả nhà. Năm 2011, bà H xin được giấy phép xây dựng nhà, nhưng gia đình bà M không biết. Hiện nay, nhà đất tại 12A đường G, phường 5, thành phố T do bà H và cụ Nguyễn Thị Đ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Vì vậy, bà M khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bà H và cụ Đ phải hoàn trả gia đình bà M nhà đất đã chiếm dụng tại 12A đường G, phường 5, thành phố T.

2.Bị đơn là cụ Nguyễn Thị Đ và bà Phạm Thị H trình bày:

Năm 1994, bà H và ông Nguyễn Ngọc C (chồng của bà H) nhận chuyển nhượng của bà Hoàng Thị N căn nhà tại số 12A đường G, phường 5, thành phố T và sử dụng ổn định, không có tranh chấp. Năm 2002, bà H và ông C ly hôn. Tại Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT ngày 24-9-2002, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã tuyên cụ Đ được sở hữu 1/2 căn nhà, bà H được sở hữu 1/2 căn nhà nêu trên do vợ chồng bà H mua chung căn nhà cùng cụ Đ (mẹ của bà H). Ngàỵ 12-01-2004, bà H và cụ Đ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyên sử dụng đât ở đôi với căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T. Tháng 3 năm 2011, bà H xin phép cơ quan có thẩm quyền cho xây dựng lại nhà, vì căn nhà xuống cấp nghiêm trọng. Khi bắt đầu xây lại nhà, bà H đã trao đổi với bà M về việc đập bức tường mà gia đình bà M tự động xây lấn sang đất của bà H, nhưng bà M không cho đập và yêu cầu bà H phải trả nhà. Bà H và cụ Đ xác định: Căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T do bà H và cụ Đ mua hợp pháp của bà N, đồng thời đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nên không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà M.

Tại Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm và trả lại đơn khởi kiện số 03/2016/QĐST-DS ngày 01-8-2016, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng quyết định:

Đình chỉ giải quyết và trả lại đơn khởi kiện về vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 03/2012/TLDS-STngày 17-4-2012 về vụ án “Kiện đòi tài sản” giữa nguyên đơn là bà Tô Thị M với bị đơn là cụ Nguyễn Thị Đ và bà Phạm Thị H.

Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 18-8-2016, ông Nguyễn Anh D là đại điện theo ủy quyền của nguyên đơn kháng cáo không đồng ý với quyết định sơ thẩm nêu trên.

Tại Quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 91/2017/QĐDS-PT ngày 30-5-2017, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

Chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm các ông, bà: Tô Thị SI, Tô Duy T, Tô Duy S, Tô Thị Kim NI, Tô Thị Tl, Tô Thị S2, Tô Duy E, Tô Duy Pl, Tô Thị H2, Tô Thị H3, Tỏ Thị Ngọc L, Tô Duy P2, Tô Duy Lâm S3, Tô Thị Ngọc H4, Tô Duy H5, Tô Thị Ngọc V, Tô Duy H6 (do ông Nguyên Anh D làm đại diện).

Hủy Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự số 03/2016/QĐST-DS ngày 01-8-2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng; Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng tiếp tục giải quyết vụ án.

Tòa án cấp phúc thẩm còn tuyên về án phí.

Ngày 01-9-2017, Thẩm phán Bùi Hữu Nhân – Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm có đơn đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét quyết định phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tại Quyết định số 49/2019/KN-DS ngày 31-7-2019, Chánh án Tòa án  nhân dân tối cao kháng nghị Quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 91/2017/QĐDS-PT ngày 30-5-2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy quyết định phúc thẩm nêu trên và  giữ nguyên Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm số  03/2016/QĐST-DS ngày 01-8-2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng và trả lại đơn khởi kiện .

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Viện kiểm sát tham gia vụ án dấn sự (ảnh minh họa)

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Hồ sơ vụ án thể hiện, bà Tô Thị M khởi kiện cho rằng căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T thuộc quyền sở hữu của cụ Tô Duy HI và cụ Trần Thị Đl, yêu cầu Tòa án xử buộc bà Phạm Thị H và cụ Nguyễn Thị Đ trả lại cho bà.

[2] Tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định một trong những trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện là: “Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đôi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại”. Các tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện: Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT ngày 24-9-2002, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã tuyên bà Phạm Thị H được quyền sở hữu 1/2 căn nhà diện tích 40,73m2, cụ Nguyễn Thị Đ được quyền sở hữu 1/2 căn nhà diện tích 40,73m2 tại số 12A đường G, phường 5, thành phố T. Như vậy, nội dung khởi kiện của bà M cho rằng căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T là của cụ H1 và cụ Đ1 đã có bản án đang có hiệu lực xác định quyền sở hữu căn nhà đó là của cụ Đ với bà H. Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi vê tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó… ”. Như vậy, với nội dung quyết định của Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT nêu trên thì bà M không có quyền đòi cụ Đ và bà H trả lại căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T. Cho nên phải xem nội dung yêu cầu khởi kiện của bà M thuộc trường hợp “Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án”; nếu bà M không đồng tình với Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT thì đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét lại bản án đó theo thủ tục giám đốc thẩm (khi thời hiệu còn) hoặc tái thẩm (khi có căn cứ). Do đó, ngày 01-8-2016, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 03/2016/QĐST-DS đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện của bà M là phù hợp với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 và điểm g khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Quyết định số 91/2017/QDDS-PT ngày 30-5-2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh hủy toàn bộ Quyết định số 03/2016/QĐST-DS ngày 01-8-2016 nêu trên vì cho rằng quan hệ tranh chấp trong vụ án này là “Đòi tài sản”, có nguyên đơn, bị đơn khác với nguyên đơn, bị đơn trong vụ án hôn nhân và gia đình đã được Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xét xử phúc thẩm tại Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT ngày 24-9-2002 là không đúng.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào khoản 2 Điều 337, khoản 2 Điều 343, Điều 344 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 49/2019/KN-DS ngày 31-7-2019 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Hủy Quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 91/2017/QDDS-PT ngày 30-5-2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phô Hồ Chí Minh vê vụ án “Kiện đòi tài sản ” giữa nguyên đơn là bà Tô Thị M với bị đơn là cụ Nguyễn Thị Đ, bà Phạm Thị H và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác.

Giữ nguyên Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm và trả lại đơn khởi kiện số 03/2016/QĐST-DS ngày 01-8-2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[2]… Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT ngày 24-9-2002, Tòa án nhân dân tinh Lâm Đồng đã tuyên bà Phạm Thị H được quyền sở hữu 1/2 căn nhà diện tích 40,73m2, cụ Nguyễn Thị Đ được quyền sở hữu 1/2 căn nhà diện tích 40,73m2 tại số 12A đường G, phường 5, thành phố T. Như vậy, nội dung khởi kiện của bà M cho rằng căn nhà số 12 đường G, phường 5, thành phố T là của cụ HI và cụ ĐI đã có bản án đang có hiệu lực xác định quyền sở hữu căn nhà đó là của cụ Đ với bà H. Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyển sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó… ”. Như vậy, với nội dung quyết định của Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT nêu trên thì bà M không có quyền đòi cụ Đ và bà H trả lại căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T. Cho nên phải xem nội dung yêu cầu khởi kiện của bà M thuộc trường hợp “Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, nếu bà M không đồng tình với Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT thì đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét lại bản án đó theo thủ tục giám đốc thẩm (khi thời hiệu còn) hoặc tái thấm (khi có căn cứ). Do đó, ngày 01-8-2016, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 03/2016/QĐST-DS đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đem khởi kiện của bà M là phù hợp với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 và điểm g khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Quyết định số 91/2017/QĐDS-PT ngày 30-5-2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh hủy toàn bộ Quyết định số 03/2016/QĐST-DS ngày 01-8-2016 nêu trên vì cho rằng quan hệ tranh chấp trong vụ án này là “Đòi tài sản ”, có nguyên đơn, bị đơn khác với nguyên đơn, bị đơn trong vụ án hôn nhân và gia đình đã được Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xét xử phúc thẩm tại Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT ngày 24-9-2002 là không đúng”.


DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN

  • Tháng Chín 28, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Tin Tức

LY HÔN LÀ GÌ?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. (khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014)

Như vậy, Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền ra phán quyết bằng quyết định hoặc bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.

NHỮNG VẤN ĐỀ BẠN GẶP PHẢI KHI LY HÔN?

– Vợ hoặc chồng không hợp tác, không đồng ý ly hôn;

– Không rõ địa chỉ cư trú của người vợ hoặc chồng;

– Bạn không có nhiều thời gian, hiểu biết về pháp luật và thủ tục ly hôn;

– Bạn tranh chấp và muốn giành quyền nuôi con;

– Tranh chấp chia tài sản chung hoặc nợ chung của vợ chồng;

– Bạn muốn ly hôn nhanh chóng nhưng không biết làm như thế nào;

– Muốn ly hôn khi vợ hoặc chồng bạn đang ở nước ngoài, là người nước ngoài.

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn ly hôn và tham gia các vụ án ly hôn tại tòa án các cấp. Chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư ly hôn cho ly hôn thuận tình, đơn phương ly hôn nhanh chóng, cụ thể:

– Tư vấn pháp luật ly hôn, các vấn đề pháp luật về con chung, tài sản chung, nợ chung khi ly hôn;

– Soạn thảo đơn ly hôn, văn bản liên quan trong quá trình giải quyết ly hôn;

– Hướng dẫn và thu thập các chứng cứ có lợi cho bạn trong việc tranh chấp giành quyền nuôi con chung, chia tài sản chung;

– Hướng dẫn, hỗ trợ việc xác định nơi cư trú của vợ hoặc chồng bạn;

– Hỗ trợ, hướng dẫn, chuẩn bị hồ sơ ly hôn và nộp hồ sơ ra tòa án;

– Cử luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi của bạn tại Tòa án các cấp trong vấn đề ly hôn, tranh chấp nuôi con chung, tranh chấp tài sản chung.

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO

– Số điện thoại: 0827870068 – 0937017711

– Địa chỉ: Tầng 7, số 454 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, TPHCM


DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP THỪA KẾ

  • Tháng Chín 28, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Tin Tức

ĐÂU LÀ VẤN ĐỀ BẠN GẶP PHẢI KHI TRANH CHẤP THỪA KẾ?

Tranh chấp thừa kế cũng khá phổ biến, đặc biệt là tranh chấp thừa kế đất đai, nhà cửa. Tranh chấp thừa kế thường có tính chất khá đặc biệt là xẩy ra trong phạm vi những người có mối quan hệ gia đình, họ hàng với nhau.

Nhiều vấn đề bạn gặp phải khi tranh chấp thừa kế:

– Bạn không đủ hiểu biết về pháp luật và thủ tục kiện tụng tranh chấp thừa kế;

– Bạn không có thời gian để tham gia vụ kiện kéo dài;

– Bạn không biết cần tài thu thập tài liệu, chứng cứ gì cho vụ việc tranh chấp;

– Bạn cần có người đại diện thay mặt bạn để tham gia giải quyết tranh chấp;

– Bạn cần luật sư để tư vấn pháp luật về thừa kế;

– Bạn cần luật sư bảo vệ trong vụ việc tại các cơ quan nhà nước, tòa án các cấp.

Tranh chấp thừa kế nhà đất (ảnh minh họa)

DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP THỪA KẾ

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và tham gia giải quyết tranh chấp về thừa kế. Chúng tôi trân trọng giới thiệu một số dịch vụ luật sư tranh chấp thừa kế của chúng tôi, cụ thể:

– Luật sư tư vấn pháp luật về thừa kế, về di chúc;

– Hướng dẫn và thu thập các giấy tờ, chứng cứ cần thiết cho việc tranh chấp thừa kế của bạn;

– Soạn thảo văn bản yêu cầu hòa giải, thỏa thuận phân chia di sản, từ chối nhận di sản, văn bản khai nhận di sản;

– Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế theo quy định;

– Chuẩn bị hồ sơ cho việc yêu cầu, khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế;

– Luật sư tham gia vào việc thương lượng, hòa giải giữa các bên;

– Cử luật sư đại diện cho khách hàng tham gia việc hòa giải, giải quyết tranh chấp thừa kế tại cơ quan chức năng;

– Luật sư tham gia bảo vệ vụ án tranh chấp thừa kế tại tòa án các cấp;

– Luật sư tham gia vào việc yêu cầu thi hành án bản án tranh chấp thừa kế.

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO

– Số điện thoại: 0827870068 – 0937017711

– Địa chỉ: Tầng 7, số 454 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, TPHCM


DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

  • Tháng Chín 27, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Tin Tức

TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI LÀ GÌ?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. (Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013)

Như vậy, tranh chấp đất đai là tranh chấp nhằm xác định ai là người có quyền sử dụng đất, cụ thể: Tranh chấp để xác định ai là người có quyền sử dụng đới với toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất, bao gồm cả tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất liền kề.

NHỮNG VẤN BẠN GẶP PHẢI KHI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI?

– Bạn không có thời gian để tham gia vụ kiện kéo dài;

– Bạn không đủ hiểu biết về pháp luật đất đai và thủ tục kiện tụng;

– Bạn không biết cần thu thập các chứng gì cứ có lợi cho vụ việc tranh chấp;

– Giữa các bên có mâu thuẫn trầm trọng và không muốn chạm mặt nhau;

– Bạn cần có người đại diện thay mặt bạn để tham gia giải quyết tranh chấp;

– Bạn cần luật sư để tư vấn pháp luật về đất đai và tố tụng tại tòa án;

– Bạn cần luật sư để bảo vệ bạn tại các cơ quan nhà nước, tại tòa án các cấp.

DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và tham gia giải quyết tranh chấp về đất đai. Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến bạn một số dịch vụ luật sư tranh chấp đất đai của chúng tôi, cụ thể:

– Luật sư tư vấn pháp luật về đất đai và tranh chấp đất đai;

– Hướng dẫn và thu thập các chứng cứ có lợi cho việc tranh chấp của bạn;

– Soạn thảo văn bản yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp;

– Chuẩn bị hồ sơ cho việc yêu cầu, khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai

– Cử luật sư đại diện cho khách hàng tham gia việc hòa giải, giải quyết tranh chấp tại cơ quan chức năng;

– Cử luật sư tham gia bảo vệ vụ án tranh chấp đất đai tại tòa án các cấp;

– Cử luật sư tham gia vào việc yêu cầu thi hành án bản án tranh chấp đất đai.

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO

– Số điện thoại: 0827870068 – 0937017711

– Địa chỉ: Tầng 7, số 454 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, TPHCM


LUẬT SƯ TƯ VẤN LY HÔN NHANH

  • Tháng Tám 11, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Hôn Nhân, Tin Tức

Thủ tục ly hôn có thể tiến hành một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng khi sự đồng thuận của cả vợ chồng nhưng cũng không ít trường hợp thủ tục ly hôn kéo dài do sự tranh chấp về con chung, tài sản chung, nợ chung. Cho dù bạn thuộc trường hợp nào thì việc tìm kiếm luật sư tư vấn, dịch vụ luật sư ly hôn cũng là một sự lựa chọn tốt để giảm căng thẳng cũng như thời gian, tiền bạc mà bạn phải bỏ ra để theo đuổi vụ việc ly hôn.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn ly hôn và tham gia các vụ án ly hôn tại tòa án các cấp, chúng tôi tự tin sẽ cung cấp dịch vụ luật sư ly hôn cho ly hôn thuận tình, đơn phương ly hôn nhanh chóng.

Bạn cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn:

+ Đơn ly hôn.

 + Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ CMND/CCCD, Sổ hộ khẩu của người nộp đơn (bản sao y); Nếu ly hôn thuận tình thì phải nộp CMND/CCCD, Sổ hộ khẩu của cả 2 vợ chồng (bản sao y);

+ Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao y);

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung, nợ chung (nếu có tài sản chung, nợ chung, bản sao y hoặc có bản chính để đối chiếu);

+ Các giấy tờ khác để chứng minh cho nội dung và yêu cầu của việc ly hôn là có cơ sở (nếu có).

Tranh chấp nuôi con khi ly hôn (ảnh minh họa)

Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn:

– Tư vấn pháp luật ly hôn, các vấn đề về con chung, tài sản chung, nợ chung.

– Soạn thảo đơn ly hôn và các văn bản liên quan.

– Hỗ trợ và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ ly hôn.

– Hướng dẫn và thu thập các chứng cứ có lợi cho bạn trong việc tranh chấp giành quyền nuôi con chung, chia tài sản chung.

– Cử luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi của bạn tại Tòa án các cấp và cơ quan thi hành án.

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:

CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO: 0827870068 – 0937017711


LUẬT SƯ TRANH CHẤP THỪA KẾ DI SẢN

  • Tháng Tám 11, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Tranh chấp thừa kế mà đặc biệt là tranh chấp thừa kế di sản nhà đất thường phổ biến trong thực tế. Những tranh chấp thừa kế về đất đai, nhà cửa thường xẩy ra mâu thuẫn gay gắt và có nhiều vụ việc có hậu quả đáng tiếc. Một trong những nguyên nhân tranh chấp nhà cửa, đất đai gay gắt vì nó thường có giá trị lớn.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi cung cấp đến bạn một số quy định của pháp luật về việc chia thừa kế khi không có di chúc. Việc chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện chia theo hàng thừa kế như sau:

Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được để thực hiện việc chia di sản là nhà đất thì một trong các đồng thừa kế được quyền khởi kiện ra ra tòa án để yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế. Cụ thể:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

+ Về thẩm quyền giải quyết: Toà án nhân dân cấp quận (huyện, thành phố trực thuộc tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản. Trường hợp tranh chấp về thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài như có đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thuộc về Toà án nhân dân cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương).

+ Về thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ: Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết là Toà án có trụ sở nơi di sản nhà đất đang tranh chấp.

Tranh chấp thừa kế di sản (ảnh minh họa)

Chúng tôi, với đội ngũ luật sư đã tham gia nhiều vụ việc tranh chấp thừa kế về đất đai, chúng tôi tự tin sẽ đưa ra những tư vấn, tham gia bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho bạn. Chúng tôi trân trọng giới thiệu về dịch vụ luật sư tranh chấp đất đai như sau:

– Luật sư tư vấn pháp luật về thừa kế đất đai, nhà ở.

– Soạn thảo văn bản thừa kế, đơn khởi kiện …

– Chuẩn bị hồ sơ cho thủ tục thừa kế di sản, khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế.

– Cử luật sư đại diện cho khách hàng tham gia việc hòa giải, giải quyết tranh chấp.

– Cử luật sư tham gia bảo vệ vụ án tranh chấp thừa kế đất đai, nhà ở tại tòa án các cấp và thi hành án.

HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI:

CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO: 0827870068 – 0937017711


LUẬT SƯ GIỎI, UY TÍN VỀ ĐẤT ĐAI

  • Tháng Tám 10, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Thế nào là luật sư giỏi về đất đai?

Khi bạn, gia đình bạn có thắc mắt về pháp luật đất đai, tranh chấp liên quan đến đất đai thì bạn sẽ nghĩ đến việc sẽ tìm kiếm luật sư để được tư vấn hay giải đáp thắc mắc cho bạn. Một trong những mong muốn của bạn là tìm được luật sư giỏi về đất đai để tư vấn, hỗ trợ cho bạn tốt nhất. Vậy làm sao để có thể lựa chọn một luật sư giỏi về đất đai?

Hiện nay, không có quy định hay một định nghĩa nào về luật sư giỏi hay luật sư giỏi về đất đai và cũng không ai khẳng định mình là luật sư giỏi hay luật sư giỏi về luật đất đai. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đưa ra các khía cạnh để có luât sư giỏi về đất đai như sau:

+ Về đạo đức hành nghề luật sư: luật sư cần tuân thủ các quy định về quy tắc đạo đức hành hành nghề luật sư đã được ban hành. Trong quá trình hành nghề luôn đặt đạo đức hành nghề, luôn đặt quyền, lợi ích của khách hàng lên trên hết và luôn thực hiện mọi biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách tốt nhất.

+ Về chuyên muôn nghề nghiệp: Khi luật sư được cấp chứng chỉ hành nghề và thẻ luật sư thì luật không hạn chế lĩnh vực hoạt động của luật sư. Trong thực thế luật sư thường lựa chọn một số lĩnh vực để hoạt động và trở thành thế mạnh của luật sư đó. Luật sư giỏi về đất đai là người có chuyện môn sâu trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, dân sự, xây dựng … và có nhiều trải nghiệm thực tế trong các vụ việc về tư vấn, về tranh chấp đất đai nên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Tranh chấp đất đai (hình minh họa)

Chúng tôi với đội ngũ luật sư đã tham gia nhiều vụ việc về đất đai, chúng tôi tự tin sẽ cung cấp cho bạn những tư vấn, tham gia bảo vệ bạn tốt nhất trong các vụ việc, tranh chấp đất đai. Chúng tôi trân trọng giới thiệu về những dịch vụ luật sư đất đai như sau:

– Luật sư tư vấn pháp luật về đất đai, nhà ở.

– Tư vấn và thực hiện dịch vụ việc hợp thức hóa nhà đất, cấp sổ đỏ cho nhà đất của gia đình bạn.

– Tư vấn và thực hiện dịch vụ sang tên nhà đất do việc chuyển nhượng, mua bán, tặng cho, thừa kế…

– Cử luật sư đại diện cho khách hàng tham gia việc giải quyết tranh chấp, khiếu khiện tại các cơ quan nhà nước.

– Cử luật sư tham gia bảo vệ trong các vụ án liên quan đến đất đai tại tòa án các cấp và thi hành án...

– Các vấn đề liên quan đến đất đai khác…

HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN:

CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO: 0827870068 – 0937017711


Mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

  • Tháng Tám 7, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 1 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Nhiều người đang sử dụng nhà của nhà nước bằng hình thức được nhà nước cho thuê. Nay bạn có nhu cầu mua nhà ở cũ thuộc nhà nước thì cần phải chuẩn bị các hồ sơ, thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định để được mua nhà của nhà nước.

1. Hồ sơ mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Hồ sơ đề nghị mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:

– Đơn đề nghị mua nhà ở cũ;

– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người đề nghị mua nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao có chứng thực hộ khẩu gia đình hoặc Giấy đăng ký kết hôn;

– Hợp đồng thuê nhà ở được lập hợp pháp; giấy tờ chứng minh đã nộp đủ tiền thuê nhà ở và chi phí quản lý vận hành nhà ở đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mua nhà ở.

Trường hợp người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở đã xuất cảnh ra nước ngoài thì phải có văn bản ủy quyền (có xác nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực theo quy định) cho các thành viên khác đứng tên mua nhà ở; nếu có thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà ở đã chết thì phải có giấy chứng tử kèm theo.

Trong trường hợp có thành viên thuê nhà ở khước từ quyền mua và đứng tên trong Giấy chứng nhận thì phải có văn bản khước từ quyền mua, không đứng tên trong Giấy chứng nhận và cam kết không có tranh chấp, khiếu kiện về việc mua bán nhà ở này.

– Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền mua nhà ở (nếu có).

Mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước (hình minh họa)

2. Trình tự, thủ tục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện như sau:

– Bước 1: Người mua nhà ở phải nộp hồ sơ đề nghị mua nhà tại đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định).

– Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp nhận, ghi giấy biên nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và lập danh sách người mua nhà ở. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị mua nhà ở cũ, Sở Xây dựng tổ chức họp Hội đồng xác định giá bán nhà ở để xác định giá bán nhà ở, quyền sử dụng đất. Sau khi Hội đồng xác định giá bán nhà ở xác định giá bán nhà ở, quyền sử dụng đất, Sở Xây dựng lập danh sách đối tượng được mua nhà ở kèm theo văn bản xác định giá bán nhà ở của Hội đồng xác định giá bán nhà ở trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, quyết định.

Căn cứ vào báo cáo của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, ban hành quyết định bán nhà ở cũ, trong đó nêu rõ đối tượng được mua nhà ở, địa chỉ nhà ở được bán, giá bán nhà ở cũ và giá chuyển quyền sử dụng đất và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở biết để phối hợp thực hiện ký kết hợp đồng mua bán nhà ở.

– Bước 3: Sau khi nhận quyết định bán nhà ở cũ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thông báo cho người mua nhà biết thời gian cụ thể để ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở.

3. Thời gian thực hiện việc mua bán nhà ở cũ:

Thời gian thực hiện bán nhà ở cũ là không quá 45 ngày, kể từ ngày đơn vị quản lý vận hành nhà ở nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi ký hợp đồng mua bán. Thời gian này không tính vào thời gian nộp nghĩa vụ tài chính và thời gian cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở.

Việc cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải gửi danh sách người mua nhà ở đã được cấp giấy và sao một (01) bản Giấy chứng nhận cho Sở Xây dựng lưu để theo dõi;

HÃY LIÊN LẠC CHO CHÚNG TÔI:

CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO: 0827870068 – 0937017711


HỢP THỨC HÓA NHÀ ĐẤT MUA GIẤY TAY

  • Tháng Tám 7, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Mua bán nhà đất bằng giấy tay được hiểu là việc mua bán nhà đất có lập hợp đồng mua bán nhưng không thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực theo quy định. Đây là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam và đặc biệt là các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM… Vậy làm sao để những căn nhà, thửa đất được mua bằng giấy tay được cấp sổ đỏ, sổ hồng thì dân gian thường nói là thủ tục Hợp thức hóa nhà đất mua giấy tay.

1. Những trường hợp mua bán nhà đất giấy tay được hợp thức hóa:

Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 54 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP có 2 trường hợp người dân mua bán đất bằng giấy viết tay được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất:

– Nếu nguồn gốc thửa đất đó chưa có giấy tờ gì thì thời điểm xét cấp sổ đỏ cho người đang sử dụng đất là phải nhận chuyển quyền trước ngày 1-1-2008. Nếu sau ngày đó thì chưa được xem xét.

– Nếu nguồn gốc thửa đất đó đã có giấy tờ quy định tại điều 100 của Luật Đất đai và điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì thời điểm xét cấp GCN là phải nhận chuyển quyền trước ngày 1-7-2014.

Hợp thức hóa nhà đất mua giấy tay (hình minh họa)

2. Thành phần hồ sơ khi hợp thức hóa nhà đất mua giấy tay:

Bốn thành phần cơ bản của hồ sơ:

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Giấy tờ về nguồn gốc nhà đất như: giấy tờ mua bán tay, kê khai nhà đất 99, quyết định cấp số nhà, hợp đồng điện nước, quyết định xử phạt vi phạm hành chính ….

– Hồ sơ kỹ thuật thửa đất: Bản vẽ sơ đồ nhà đất, bản vẽ hiện trạng nhà đất.

– Giấy tờ về nhân thân: CMND, Hộ khẩu, Đăng ký kết hôn.

3. Nơi nộp hồ sơ:

Tùy theo từng địa phương thì bạn sẽ nộp tại:

– UBND cấp xã (Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ)

– Văn phòng đăng ký đất đai (Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ HÃY LIÊN LẠC CHO CHÚNG TÔI:

CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO: 0827870068 – 0937017711


1234Next ›Last »
Bài viết mới
  • Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không thể xảy ra
  • Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án đã có hiệu pháp luật.
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP THỪA KẾ
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Chuyên mục
  • Án Lệ
  • Biểu Mẫu
  • Dân Sự
  • Đất Đai
  • Doanh Nghiệp
  • Hành Chính
  • Hình Sự
  • Hôn Nhân
  • Tin Tức
  • Văn Bản Luật
  • Văn Bản Pháp Luật
CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO

Luật Kiến Tạo
Công ty Luật Kiến Tạo của chúng tôi tập hợp nhiều luật sư với chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.

LIÊN HỆ
  • Tầng 7, 454 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, Quận 3, TP. HCM
  • 0937 01 77 11
  • luatkientao@gmail.com
BÀI VIẾT GẦN ĐÂY
  • án lệ số 39
    Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do đ. . . Tháng Mười 11,2020
  • Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phâ. . . Tháng Mười 11,2020
Copyright Ceros 2019. All Rights Reserved