093-701-7711
Luật Kiến TạoLuật Kiến TạoLuật Kiến TạoLuật Kiến Tạo
Liên Hệ
  • Giới Thiệu
  • Dân Sự
  • Hình Sự
  • Đất Đai
  • Hôn Nhân
  • Doanh Nghiệp
  • Lĩnh Vực Khác
    • Hành Chính
    • Lao Động
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Văn Bản Luật
    • Văn Bản Pháp Luật
    • Án Lệ
  • Biểu Mẫu
  • Giới Thiệu
  • Dân Sự
  • Hình Sự
  • Đất Đai
  • Hôn Nhân
  • Doanh Nghiệp
  • Lĩnh Vực Khác
    • Hành Chính
    • Lao Động
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Văn Bản Luật
    • Văn Bản Pháp Luật
    • Án Lệ
  • Biểu Mẫu

CÁC THÀNH PHẦN HỒ SƠ CẦN CÓ ĐỂ LY HÔN

  • Tháng Hai 5, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Hôn Nhân, Tin Tức

Nhiều bạn khi ly hôn không biết mình cần phải bắt đầu từ đâu, nộp hồ sơ ở đâu và hồ sơ cần chuẩn bị gì. Chúng tôi cung cấp cho bạn chủ đề: Các thành phần hồ sơ cần có để ly hôn để các bạn tìm hiểu.

1. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn? Và nộp đơn ở đâu?

– Theo quy định của pháp luật thì Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn. Tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm. 

Vậy nộp đơn ly hôn ở tòa án nào?

+ Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trường hợp đơn phương ly hôn thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

+ Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trường hợp hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể đến Tòa án nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

Ly hôn thành công (hình minh họa)

2. Các thành phần hồ sơ ly hôn cần chuẩn bị để nộp cho tòa án:

Những giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

+ Đơn ly hôn (Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương; Mẫu đơn thuận tình ly hôn);

 + Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ CMND/CCCD, Sổ hộ khẩu của người nộp đơn (bản sao y); Nếu ly hôn thuận tình thì phải nộp CMND/CCCD, Sổ hộ khẩu của cả 2 vợ chồng (bản sao y);

+ Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao y);

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung, nợ chung (nếu có tài sản chung, nợ chung, bản sao y hoặc có bản chính để đối chiếu);

+ Các giấy tờ khác để chứng minh cho nội dung và yêu cầu của việc ly hôn là có cơ sở (nếu có).

* Lưu ý:

– Trường hợp ly hôn đơn phương thì việc các giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD, Sổ hộ khẩu) của người không đưa đơn là không bắt buộc vì trong thực tế người này thường không hợp tác nên bạn khó có thể có được.

– Nhiều trường hợp ly hôn mà không có bản chính Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy khai sinh con chung thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh để xin cấp bản sao, bản trích lục.

BẠN CẦN LUẬT SƯ TƯ VẤN, HỖ TRỢ PHÁP LÝ – Gọi ngay: 0827870068


THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG

  • Tháng Hai 3, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Hôn Nhân, Tin Tức

Nhiều bạn khi ly hôn đơn phương không biết mình cần phải bắt đầu từ đâu, nộp hồ sơ ở đâu và hồ sơ cần chuẩn bị. Chúng tôi cung cấp cho bạn chủ đề: “Thủ tục ly hôn đơn phương” để bạn tìm hiểu và thực hiện nếu cần.

1. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn? Và nộp đơn ở đâu?

– Theo quy định của pháp luật thì Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn. Tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm. 

– Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Do đó, trong trường hợp đơn phương ly hôn thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

2. Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương bao lâu?

Thời hạn để đưa vụ án ly hôn ra xét xử sơ thẩm là từ: 04 – 06 tháng. Trên thực tế, do tính chất phức tạp của tranh chấp về quyền nuôi con, về tài sản chung thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn.

3. Hồ sơ ly hôn cần chuẩn bị:

Những giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

+ Đơn ly hôn (dùng Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành kèm theo Nghị quyết số: 01/2017/NQ-HĐTP);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ CMND/CCCD, Sổ hộ khẩu của người nộp đơn (bản sao y);

+ Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao y);

+ CMND/CCCD, Hộ Khẩu của người không nộp đơn (nếu có, bản sao y);

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao y).

Trường hợp không giữ bản chính Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy khai sinh con chung thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh để xin cấp bản sao, bản trích lục.

Tranh chấp nuôi con khi ly hôn (hình minh họa)

4. Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương

– Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền.

– Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn và thông báo nộp tạm ứng án phí.

– Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho tòa án.

– Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành các thủ tục khác theo quy định pháp luật.

– Bước 5: Nếu tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để tòa án cấp trên xét xử phúc thẩm.

5. Án phí khi ly hôn

– Án phí ly hôn không có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng.

– Đối với những vụ việc có tranh chấp về tài sản thì ngoài mức án phí 300.000 đồng, đương sự còn phải chịu án phí với phần tài sản có tranh chấp, được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp.

BẠN CẦN LUẬT SƯ TƯ VẤN, HỖ TRỢ PHÁP LÝ – Gọi ngay: 0827870068


THỦ TỤC LY HÔN THUẬN TÌNH

  • Tháng Hai 1, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Hôn Nhân, Tin Tức

Nhiều bạn khi ly hôn thuận tình không biết mình cần phải bắt đầu từ đâu, nộp hồ sơ ở đâu và hồ sơ cần chuẩn bị. Chúng tôi cung cấp cho bạn chủ đề: Thủ tục ly hôn thuận tình để bạn tìm hiểu và thực hiện.

1. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn? Và nộp đơn ở đâu?

– Theo quy định của pháp luật thì Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn. Tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn. 

– Theo Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể đến Tòa án nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

2. Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình bao lâu?

Thời hạn để mở phiên họp giải quyết việc ly hôn thuận tình là 1 đến 2 tháng

3. Hồ sơ ly hôn cần chuẩn bị:

Những giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

+ Đơn ly hôn (dùng Mẫu đơn thuận tình ly hôn tại đây);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ CMND/CCCD, Sổ hộ khẩu của cả vợ và chồng (bản sao y);

+ Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao y);

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao y).

Trường hợp không có chính Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản trích lục.

4. Các bước tiến hành thủ tục ly hôn thuận tình

– Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu về việc ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền.

– Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn và thông báo nộp tạm ứng án phí.

– Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho tòa án.

– Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành các thủ tục khác theo quy định pháp luật.

5. Án phí khi ly hôn thuận tình:

– Án phí ly hôn là 300.000 đồng.

BẠN CẦN LUẬT SƯ TƯ VẤN, HỖ TRỢ PHÁP LÝ

CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO

Gọi ngay: 0827870068 – 0937017711


CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC NUÔI CON KHI LY HÔN

  • Tháng Một 30, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Hôn Nhân, Tin Tức

Khi ly hôn thì việc nuôi con chung luôn được các bậc cha mẹ rất quan tâm, đặc biệt là các bà mẹ. Chúng tôi nhận được rất nhều câu hỏi từ các cặp vợ chồng muốn ly hôn là cần làm gì để được nuôi con chung. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số quy định của pháp luật và các căn cứ trong thực tiễn tòa án thường áp dụng để quyết định việc giao con cho cha hoặc mẹ nuôi con.

Khoản 2, Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Vậy bạn cần chuẩn bị và chứng minh các điều kiện gì để được nuôi con?

Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “…;trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con;…”.  Ở đây quyền lợi mọi mặt có thể được hiểu là quyền lợi về mặt vật chất (kinh tế) lẫn tinh thần của con. Bên nào tòa án xem xét thấy đảm bảo tốt nhất các điều kiện này thì tòa án sẽ quyết định giao con cho bên đó để trực tiếp nuôi con chung. Do đó, nhiệm vụ của cha hoặc mẹ muốn nuôi con là phải chứng minh và cung cấp chứng cứ để chứng minh.

1. Điều kiện về mặt vật chất (kinh tế) đó là:

+ Công việc, thu nhập của bạn như thế nào? Có tốt không? Có ổn định không?

+ Chỗ ở của bạn ra sao? (chỗ ở là chỗ ở hợp pháp như nhà riêng, nhà thuê, ở nhờ…).

+ Các điều kiện về tài chính khác mà bạn đang có như sổ tiết kiệm, xác nhận tiền gửi từ ngân hàng …

Để chứng minh được vấn đề này bạn cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ), hợp đồng thuê nhà, hợp đồng cho ở nhờ,…

Tranh chấp nuôi con khi ly hôn (ảnh minh họa)

2. Các điều kiện về tinh thần đó là:

Các bạn cần chứng minh về việc bạn có thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, bạn luôn giành tình cảm cho con từ trước đến nay; luôn điều kiện cho con vui chơi, giải trí; bạn có nhân cách đạo đức tốt…

Ngoài các chứng cứ nêu trên bạn có thể cung cấp thêm những lời khai của hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp về mặt phẩm chất, đạo đức của bạn hoặc xác nhận của chính quyền địa phương…

Bên cạnh đó, bạn có thể cung cấp thêm các chứng cứ bất lợi cho bên kia cho tòa án, bao gồm cả việc bên kia có vi phạm các nghĩa vị vợ chồng như ngoại tình, bạo hành vợ con, cờ bạc, rượu chè; vi phạm các nghĩa vụ chăm sóc con cái như không quan tâm, chăm sóc con cái; không có điều kiện về mặt vật chất để nuôi con ….

* Lưu ý:

– Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con là con muốn sống với cha hay mẹ. Trong thực tế thì ý kiến của con đóng một vai trò quan trọng để tòa án quyết định giao con cho cha hoặc mẹ nuôi. Tuy nhiên, ý kiến của con không phải bắt buộc tòa án phải tuân theo mà nó chỉ có tính định hướng, tham khảo để tòa án đưa ra phán quyết.

– Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì mặc nhiên quyền nuôi con thuộc về người mẹ, trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác. Trong quá trình tòa án giải quyết ly hôn nếu người cha chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con.

BẠN CẦN LUẬT SƯ TƯ VẤN, HỖ TRỢ PHÁP LÝ – Gọi ngay: 0827870068


TRANH CHẤP GIÀNH QUYỀN NUÔI CON CHUNG KHI LY HÔN

  • Tháng Một 28, 2020/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Hôn Nhân, Tin Tức

Khi ly hôn các bậc cha mẹ rất quan tâm đến việc nuôi con chung, nhất là các bà mẹ. Chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc tranh chấp, giành quyền nuôi con khi ly hôn. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số quy định của pháp luật để các bạn tham khảo.

Khoản 2, Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, khi ly hôn Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận giữa cha và mẹ của người con để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Do đó, cha, mẹ của người con có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau đối với con khi hoặc sau khi ly hôn.

Trong trường hợp cha, mẹ của con không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi mọi mặt của con để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng. Việc quyết định ai có quyền nuôi con khi ly hôn ngoài những điều kiện nêu trên còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: công việc, chỗ ở, thu nhập, thời gian chăm sóc con, môi trường sống… của mỗi bên.  Do đó, người muốn được nuôi con phải chứng minh được với Tòa án về bản thân sẽ cung cấp được điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con và có đủ các điều kiện đảm bảo cả về kinh tế lẫn tinh thần cho sự triển của con. Điều kiện vật chất như công việc, thu nhập, tài sản, chỗ ở… về tinh thần như có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, môi trường sống…

Ngoài ra, bên muốn được nuôi con có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái, có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định…

Tranh chấp giành quyền nuôi con (ảnh minh họa)

Một số lưu ý khi tòa án xem xét các quy định của pháp luật:

+ Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi – tức là trong quá trình phán quyết ai sẽ là người nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phụ trách phiên tòa giải quyết ly hôn là người có thẩm quyền lấy ý kiến trẻ từ đủ 07 tuổi về việc muốn sống với cha hay với mẹ. Khi lấy ý kiến phải tuân thủ quy định tại Điều 208 BLTTDS 2015 là phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của trẻ; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ, việc lấy ý kiến phải đảm bảo giữ bí mật cá nhân của trẻ. Bên cạnh đó, tại điểm 26 Mục IV của Giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07 tháng 4 năm 2017 của TANDTC cũng hướng dẫn về quy định nêu trên như sau: “Phương pháp lấy ý kiến phải bảo đảm thân thiện với trẻ em. Tuy nhiên, Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của người con để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng”. Trong thực tế thực tế, ý kiến của con thường mang tính định hướng, tham khảo và là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định giao con cho ai nuôi.

+ Xem xét trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì mặc nhiên quyền nuôi con thuộc về người mẹ, trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác. Luật quy định như vậy xuất phát từ yêu cầu đảm bảo quyền được hưởng đầy đủ các quyền của đứa trẻ, nên khi xem xét việc giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng Tòa án phải đánh giá thực tế điều kiện nuôi dưỡng con của cha, mẹ. Trong quá trình tòa án giải quyết ly hôn nếu người cha chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con.


Nhiều quy định nhân đạo đối với vật nuôi từ 01/01/2020

  • Tháng Mười Hai 24, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Tin Tức

Nhiều quy định nhân đạo đối với vật nuôi từ 01/01/2020

Luật Chăn nuôi 2018 có hiệu lực từ 01/01/2020 với nhiều quy định tiến bộ, tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi cần đối xử nhân đạo với vật nuôi, không được đánh đập hành hạ vật nuôi trong chăn nuôi, đặc biệt hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi khi giết mổ. Cụ thể:

– Điều 69, Luật Chăn nuôi quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi quy định: Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau: Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi; cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh; Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y; Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ từ 01/01/2020

– Điều 70 quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyên cũng quy định, tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu: Sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi; Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi; Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

– Điều 71, quy định đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ cũng nêu rõ: cơ sở giết mổ vật nuôi phải có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ; hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi; phải có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.


Khung giá đất giai đoạn 2020-2024 tăng khoảng 20% so với khung giá cũ

  • Tháng Mười Hai 20, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Tin Tức

Khung giá đất giai đoạn 2020-2024 tăng khoảng 20% so với khung giá cũ

Nghị định 96/2019NĐ-CP mới vừa được Thủ tướng ký ban hành ngày 19/12/2019 quy định về khung giá đất áp dụng cho 5 năm từ 2020-2024 có mức tăng khoảng 20%. Trong đó quy định giá đất ở tại TP.HCM, Hà Nội tối đa là 162 triệu đồng/m2.

Cụ thể cho từng vùng như sau:

1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

Vùng này khung giá đất tối đa là 65 triệu đồng/m2.

2. Vùng đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình.

Giá đất khu vực này tối đa là 162 triệu đồng/m2

3. Vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế có khung giá tối đa là 65 triệu đồng/m2.

4. Vùng duyên hải Nam Trung bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận

Vùng này giá đất tối đa là 76 triệu đồng/m2.

Khung giá đất 2020-2024 tăng 20%

5. Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk và Lâm Đồng có khung giá đất tối đa là 48 triệu đồng/m2.

6. Vùng Đông Nam bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và TP.HCM. 

Giá đất tối đa vùng này là 162 triệu đồng/m2.

7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Vùng này giá đất quy định tối đa 65 triệu đồng/m2.

Lưu ý: Nghị định cho phép UBND cấp tỉnh căn cứ vào thực tế tại địa phương được điều chỉnh cao hơn không quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất.


Rủ người khác đi nhậu là vi phạm pháp luật từ ngày 01/01/2020

  • Tháng Mười Hai 19, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Tin Tức

Rủ người khác đi uống rượu, bia là vi phạm pháp luật từ ngày 01/01/2020

Tác hại của rượu bia là vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng uống rượu bia lại tham gia giao thông gây tai nạn vô cùng thương tâm. Chính vì vậy, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 và có hiệu lực ngày 01/01/2020 đã cấm rất nhiều hành vi liên quan đến rượu, bia.

Theo Điều 5 của Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định đưa ra 13 nhóm hành vi bị nghiêm cấm. Trong đó, Luật này cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia. Cụ thể:

“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.

9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.

11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.

12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.

13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.”

Như vậy, khi Luật có hiệu lực thì hành vi rủ rê, lôi kéo, ép buộc, kích động thách thức người khác uống bia, rượu là vi phạm điều cấm của pháp luật và sẽ bị xử lý. 


Cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở

  • Tháng Mười Hai 19, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở

Rất nhiều người dân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn, đất nông nghiệp sang đất ở. Vậy cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở như thế nào?

Tiền sử dụng đất là gì?

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất (Khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Cách tính tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở theo quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP:

– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp thì căn cứ vào nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng để thu tiền sử dụng đất dựa vào quy định nêu trên.


Các trường hợp được miễn nộp tiền sử dụng đất

  • Tháng Mười Hai 18, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức

Các trường hợp được miễn nộp tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất là gì?

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất (Khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Trường hợp nào được miễn nộp tiền sử dụng đất?

Điều 11 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp được miễn tiền sử dụng đất như sau:

“1. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công; hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; nhà ở cho người phải di dời do thiên tai.

Việc xác định hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc xác định hộ gia đình hoặc cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.

2. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định.

3. Miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở cho các hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn tiền sử dụng đất đối với các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

6. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.”

Chú ý:

Để được miễn tiền sử dụng đất trong các trường hợp nêu trên thì Thông tư 76/2014/TT-BTC đã có văn bản hướng dẫn như sau:

– Việc miễn tiền sử dụng đất đối với người có công với Cách mạng chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép miễn tiền sử dụng đất theo pháp luật về người có công.

– Hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được miễn tiền sử dụng đất phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; vùng biên giới, hải đảo.

– Người được giao đất ở mới theo dự án di dời do thiên tai được miễn nộp tiền sử dụng đất khi không được bồi thường về đất tại nơi phải di dời.


‹ Prev123456Next ›Last »
Bài viết mới
  • Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không thể xảy ra
  • Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án đã có hiệu pháp luật.
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP THỪA KẾ
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Chuyên mục
  • Án Lệ
  • Biểu Mẫu
  • Dân Sự
  • Đất Đai
  • Doanh Nghiệp
  • Hành Chính
  • Hình Sự
  • Hôn Nhân
  • Tin Tức
  • Văn Bản Luật
  • Văn Bản Pháp Luật
CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO

Luật Kiến Tạo
Công ty Luật Kiến Tạo của chúng tôi tập hợp nhiều luật sư với chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.

LIÊN HỆ
  • Tầng 7, 454 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, Quận 3, TP. HCM
  • 0937 01 77 11
  • luatkientao@gmail.com
BÀI VIẾT GẦN ĐÂY
  • án lệ số 39
    Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do đ. . . Tháng Mười 11,2020
  • Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phâ. . . Tháng Mười 11,2020
Copyright Ceros 2019. All Rights Reserved