093-701-7711
Luật Kiến TạoLuật Kiến TạoLuật Kiến TạoLuật Kiến Tạo
Liên Hệ
  • Giới Thiệu
  • Dân Sự
  • Hình Sự
  • Đất Đai
  • Hôn Nhân
  • Doanh Nghiệp
  • Lĩnh Vực Khác
    • Hành Chính
    • Lao Động
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Văn Bản Luật
    • Văn Bản Pháp Luật
    • Án Lệ
  • Biểu Mẫu
  • Giới Thiệu
  • Dân Sự
  • Hình Sự
  • Đất Đai
  • Hôn Nhân
  • Doanh Nghiệp
  • Lĩnh Vực Khác
    • Hành Chính
    • Lao Động
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Văn Bản Luật
    • Văn Bản Pháp Luật
    • Án Lệ
  • Biểu Mẫu

Công văn số 79/TANDTC-PC năm 2019 về thông báo kết quả giải đáp trực tuyến số 64/TANDTC-PC

  • Tháng Mười Một 12, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức, Văn Bản Pháp Luật
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 79/TANDTC-PC
V/v thông báo kết quả giải đáp
trực tuyến số 64/TANDTC-PC
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2019
Kính gửi:– Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự;
– Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của một số Tòa án nhân dân về vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất mà người nhận chuyển quyền đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã được xác nhận nội dung biến động quyền sử dụng đất tại Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03-4-2019 của Tòa án nhân dân tối cao về thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính, cụ thể như sau:

Theo hướng dẫn tại mục 2 Phần II Công văn số 64/TANDTC-PC thì: “khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất mà hợp đồng đó bị vô hiệu, nhưng người nhận chuyển quyền đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã được xác nhận nội dung biến động thì không đưa cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy tham gia tố tụng và không cần phải tuyên hủy giấy chứng nhận cấp cho người nhận chuyển nhượng”. Trường hợp Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý vụ án dân sự có yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người nhận chuyển quyền thuộc trường hợp nêu tại Công văn số 64/TANDTC-PC thì Tòa án đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ án hay ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp huyện. Về vấn đề này, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:

Để bảo đảm việc xét xử kịp thời, tuân thủ pháp luật, đối với những tranh chấp dân sự thuộc trường hợp hướng dẫn tại Công văn số 64/TANDTC-PC mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung; trường hợp Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo nhưng chưa thụ lý thì chuyển đơn và tài liệu chứng cứ cho Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền hoặc tiến hành thụ lý, giải quyết nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự.

 Nơi nhận:
– Như kính gửi;
– Chánh án TANDTC (để báo cáo);
– Các đ/c thành viên HĐTP TANDTC (để biết);
– Lưu: VT VP, Vụ PC&QLKH (TANDTC).
KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN





Nguyễn Trí Tuệ

Giải đáp số 02/GĐ-TANDTC năm 2016 của Tòa án nhân dân tối cao về một số vấn đề tố tụng hành chính, tố tụng dân sự

  • Tháng Mười Một 10, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Tin Tức, Văn Bản Pháp Luật
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 02/GĐ-TANDTCHà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2016

GIẢI ĐÁP

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH, TỐ TỤNG DÂN SỰ

Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến về một số vấn đề vướng mắc như sau:

I. Vướng mắc liên quan đến quy định của Luật tố tụng hành chính

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là quyết định hành chính không? Có được coi là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính được hiểu như sau:

“1. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

2. Quyết định hành chính bị kiện là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Căn cứ vào các quy định nêu trên thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính; nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

2. Trường hợp Tòa án ấn định thời gian giao nộp tài liệu, chứng cứ nhưng đương sự không giao nộp thì Tòa án giải quyết như thế nào? Đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì tài liệu, chứng cứ đó có được sử dụng để giải quyết vụ án không?

Căn cứ vào khoản 1 và khoản 4 Điều 83 Luật tố tụng hành chính năm 2015, trường hợp Tòa án đã yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ và ấn định thời gian giao nộp nhưng đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại khoản 2 Điều 84 của Luật này để giải quyết vụ án.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Luật tố tụng hành chính năm 2015, trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, đương sự mới giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu đương sự giao nộp trước đó thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ. Nếu lý do chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ là chính đáng thì Hội đồng xét xử chấp nhận việc giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Nếu đương sự nêu lý do nhưng lý do không chính đáng thì Tòa án không chấp nhận việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó, nhưng phải lập luận việc không chấp nhận tài liệu, chứng cứ đó trong bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, cần lưu ý trường hợp tài liệu, chứng cứ đã giao nộp chưa đảm bảo đủ cơ sở để giải quyết vụ án thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc tự mình xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để làm rõ các tình tiết của vụ án.

3. Đương sự chứng minh được việc chậm giao nộp chứng cứ là có lý do chính đáng thì Tòa án có phải hoãn phiên tòa để đương sự khác tiếp cận chứng cứ hay không?

Trường hợp đương sự chứng minh được việc chậm giao nộp chứng cứ là có lý do chính đáng không thuộc trường hợp hoãn phiên tòa quy định tại Điều 162 Luật tố tụng hành chính năm 2015. Tuy nhiên, Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định quyền tiếp cận chứng cứ để bảo đảm tranh tụng; do đó, trường hợp đương sự chứng minh được việc chậm giao nộp chứng cứ là có lý do chính đáng mà thuộc trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều 187 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa.

4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật tố tụng hành chính năm 2015, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải thông báo cho đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ. Vậy nếu đương sự không thông báo cho đương sự khác biết thì Tòa án giải quyết như thế nào?

Trường hợp này, Tòa án phải giải thích, hướng dẫn cho đương sự là họ có nghĩa vụ thông báo cho các đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án và yêu cầu đương sự đó thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo để đương sự khác liên hệ với Tòa án thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ.

Trường hợp có tài liệu, chứng cứ chưa được thông báo cho đương sự thì Tòa án thực hiện việc thông báo cho họ biết để họ thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ đó.

5. Trường hợp Ủy ban nhân dân ra quyết định thu hồi đất và tài sản gắn liền với đất mà có người cho rằng đất và tài sản gắn liền với đất không phải là tài sản của người có tên trong quyết định đó mà là tài sản của họ thì họ có được khởi kiện quyết định đó hay không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì quyết định hành chính bị kiện là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do đó, nêu quyết định đó ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì họ có quyền khởi kiện quyết định hành chính đó.

6. Theo khoản 3 Điều 60 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì trường hợp người bị kiện là Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân chỉ được ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đại diện. Vậy Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân có được ủy quyền lại hay không?

Theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 60 Luật tố tụng hành chính năm 2015, trường hợp người bị kiện là Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân chỉ được ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đại diện, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân không được ủy quyền lại cho người thứ ba tham gia tố tụng.

7. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nhận được đơn khiếu nại đối với quyết định hành chính nhưng không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại thì hành vi hành chính này của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính hay không? Trường hợp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có giải quyết khiếu nại nhưng ban hành văn bản dưới hình thức thông báo, kết luận, công văn,… thì văn bản đó có phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính hay không?

Theo quy định tại Điều 5 Luật khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm phải giải quyết khiếu nại đúng thời hạn pháp luật quy định; trường hợp hết thời hạn giải quyết mà không giải quyết là không thực hiện đúng nhiệm vụ, công vụ. Hành vi không giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền của công dân; bởi vậy, theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì hành vi không giải quyết khiếu nại nêu trên là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

Trường hợp một người khởi kiện quyết định hành chính tại Tòa án, đồng thời đề nghị Tòa án xem xét hành vi không giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính đó của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tòa án cần giải thích cho họ biết họ có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án hoặc khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; việc lựa chọn phải được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật tố tụng hành chính năm 2015; nếu họ lựa chọn khởi kiện tại Tòa án thì cần xác định đối tượng khởi kiện trong vụ án là quyết định hành chính và khi xét xử, thẩm quyền của Hội đồng xét xử được thực hiện theo quy định tại Điều 193 Luật tố tụng hành chính năm 2015.

Trường hợp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đã giải quyết khiếu nại nhưng không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại mà dưới hình thức khác (như thông báo, kết luận, công văn v.v…) và văn bản đó đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì văn bản đó là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

8. Đối với những vụ án hành chính được Tòa án thụ lý trước ngày 01-7-2016, đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử (theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm) nhưng kể từ ngày 01-7-2016 Tòa án mới mở phiên tòa thì có phải yêu cầu người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện việc ủy quyền theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật tố tụng hành chính năm 2015 hay không?

Căn cứ khoản 3 Điều 60 Luật tố tụng hành chính năm 2015; khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính; khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính thì đối với các vụ án hành chính được Tòa án thụ lý trước ngày 01-7-2016, đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng kể từ ngày 01-7-2016 Tòa án mới mở phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm thì phải áp dụng khoản 3 Điều 60 Luật tố tụng hành chính năm 2015 về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính.

Đối với trường hợp trước ngày 01-7-2016, người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác không phải là cấp phó của mình đại diện thì kể từ ngày 01-7-2016 Tòa án cần yêu cầu cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó chấm dứt ủy quyền trong tố tụng hành chính đối với người được ủy quyền trước đó và có văn bản ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật tố tụng hành chính năm 2015.

9. Khoản 2 Điều 187 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định về tạm ngừng phiên tòa. Vậy trong thời gian tạm ngừng phiên tòa đó thì Thẩm phán có được xét xử các vụ án khác hay không? Có mâu thuẫn với nguyên tắc xét xử liên tục hay không?

Về nguyên tắc thì trong thời gian tạm ngừng phiên tòa, Thẩm phán có thể tham gia giải quyết các vụ việc khác. Luật tố tụng hành chính năm 2015 đã bỏ quy định về nguyên tắc xét xử liên tục.

10. Trường hợp giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện thì Chánh án phân công cho Thẩm phán khác không phải là Thẩm phán đã trả lại đơn khởi kiện để giải quyết khiếu nại hay vẫn phân công cho Thẩm phán đã trả lại đơn khởi kiện?

Khoản 2 Điều 124 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Luật tố tụng hành chính năm 2015 không quy định Thẩm phán đã trả lại đơn khởi kiện thì không được giải quyết khiếu nại; tuy nhiên, để bảo đảm tính khách quan thì nên phân công cho Thẩm phán khác xem xét, giải quyết.

11. Trường hợp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại khi đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại thì quyết định giải quyết khiếu nại đó có phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không?

Về nguyên tắc, quyết định giải quyết khiếu nại nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì được coi là quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

12. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, nếu cần phải yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện thì giải quyết như thế nào? Nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính mà có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì giải quyết như thế nào?

Trường hợp cần phải yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện thì căn cứ vào khoản 12 Điều 38, khoản 3 Điều 193 Luật tố tụng hành chính năm 2015, Thẩm phán, Hội đồng xét xử báo cáo, đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đó có văn bản yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính đó.

Trương hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính mà có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì căn cứ vào khoản 13 Điều 38, khoản 4 Điều 112 Luật tố tụng hành chính năm 2015, Thẩm phán, Hội đồng xét xử báo cáo, đề nghị Chánh án kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật này.

13. Trường hợp đương sự khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng khu dân cư thương mại cho rằng Ủy ban nhân dân tỉnh giá bồi thường quá thấp so với thị trường và yêu cầu định giá đất theo giá thị trường thì Tòa án có được ra quyết định định giá giá trị quyền sử dụng đất không?

Trường hợp khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất mà có yêu cầu Tòa án xem xét về giá bồi thường thì Tòa án căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, mục đích thu hồi đất, giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất để giải quyết vụ án mà không được tiến hành định giá giá trị quyền sử dụng đất.

II. Vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

Có phải mọi vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định hành chính thì Tòa án đều phải đưa cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không?

Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức:

“1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.

2. Quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó.

3. Khi xem xét hủy quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy.

4. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.”

Theo quy định nêu trên thì chỉ có những văn bản là quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết mới bị Tòa án xem xét hủy (những văn bản không phải là quyết định hành chính cá biệt thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều này).

Khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức thì Tòa án phải xem xét, đánh giá về tính hợp pháp của quyết định cá biệt đó.

Trường hợp quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và phải hủy quyết định đó mới bảo đảm giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự mà việc hủy quyết định đó không làm thay đổi thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự thì Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự tiếp tục giải quyết và xem xét hủy quyết định đó.

Trường hợp việc xem xét hủy quyết định đó dẫn đến thay đổi thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì Tòa án nhân dân cấp huyện đang thụ lý giải quyết vụ việc dân sự phải chuyển vụ việc cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết và xem xét hủy quyết định đó.

Ví dụ 1: Ông A khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện X tỉnh Y yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông B phải trả lại quyền sử dụng đất mà trước đó ông A cho ông B mượn. Khi giải quyết vụ án, Tòa án nhân dân huyện X nhận thấy trong thời gian mượn đất, ông B đã có hành vi gian dối làm thủ tục để được Ủy ban nhân dân huyện X cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; để giải quyết yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất của ông A thì phải xem xét hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông B và phải đưa Ủy ban nhân dân huyện X tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp này, thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự có xem xét việc hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xác định theo khoản 4 Điều 32 Luật tố tụng hành chính. Do vậy, Tòa án nhân dân huyện X phải chuyển vụ án dân sự nêu trên cho Tòa án nhân dân tỉnh Y giải quyết và xem xét hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt nhưng không cần thiết phải hủy quyết định cá biệt đó và việc không hủy quyết định đó vẫn đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự thì Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự tiếp tục giải quyết.

Ví dụ 2: Ông A, bà B là các con của cụ D, cụ E khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện X tỉnh Y yêu cầu Tòa án giải quyết chia thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất của cụ D, cụ E. Khi còn sống, cụ D và cụ E đã được Ủy ban nhân dân huyện X cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, khi giải quyết vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản không cần thiết phải xem xét hủy giấy chứng nhận quyền sử đất đã cấp cho cụ D, cụ E nên Tòa án nhân dân huyện X tiếp tục giải quyết vụ án.

Trên đây là giải đáp một số vướng mắc về Luật tố tụng hành chính, Bộ luật tố tụng dân sự đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ hợp thứ 10 thông qua để các Tòa án nghiên cứu, tham khảo trong quá trình triển khai thi hành và thụ lý, giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì đề nghị phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao để có hướng dẫn kịp thời.

Nơi nhận:
– Các TAND và TAQS;
– Các đơn vị thuộc TANDTC;
– Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
– Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Ban Nội chính Trung ương;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Bộ Tư pháp;
– Bộ Công an;
– Các đồng chí PCA TANDTC;
– Các Thẩm phán TANDTC;
– Lưu: VP, Vụ PC và QLKH.
CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

Giải đáp số 02/GĐ-TANDTC năm 2018 của Tòa án nhân dân tối cao về một số vấn đề tố tụng hành chính

  • Tháng Mười Một 9, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Đất Đai, Hành Chính, Tin Tức, Văn Bản Pháp Luật
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 02/GĐ-TANDTCHà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2018

GIẢI ĐÁP

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Kính gửi:– Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự;
– Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Qua thực tiễn công tác xét xử, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Tòa án về một số vướng mắc trong giải quyết các vụ án hành chính. Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:

1. Trong vụ án hành chính, cán bộ, thanh tra viên chuyên ngành của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh không?

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật Thanh tra thì Thanh tra sở là một trong những cơ quan thanh tra nhà nước.

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 61 của Luật Tố tụng hành chính thì “cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an” không được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ án hành chính.

Do đó, theo các quy định nêu trên thì cán bộ, thanh tra viên chuyên ngành của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường không được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong vụ án hành chính.

2. Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai do Văn phòng đăng ký đất đai lập có phải là quyết định hành chính không? Có được coi là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật Tố tụng hành chính thì quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính được hiểu như sau:

“1. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

2. Quyết định hành chính bị kiện là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”

Theo quy định tại khoản 4 Điều 10 và khoản 1 Điều 12 của Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT ngày 22-6-2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm lập Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai theo Mẫu số 01/LCHS Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để chuyển cho cơ quan thuế ra thông báo nộp tiền sử dụng đất. Cơ quan thuế có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp phát hiện hồ sơ có sai sót hoặc thiếu căn cứ để xác định nghĩa vụ tài chính thì cơ quan thuế đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai xác định hoặc bổ sung thông tin.

Căn cứ vào các quy định nêu trên thì Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai là văn bản hành chính, nhưng chưa làm phát sinh nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nên không thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

3. Ban đầu người khởi kiện yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Tòa án đã thụ lý vụ án hành chính; sau đó, người khởi kiện bổ sung yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai có liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đối tượng khởi kiện ban đầu. Tòa án xử lý trường hợp này như thế nào?

Trong trường hợp này, Tòa án phải hướng dẫn đương sự rút đơn khởi kiện vụ án hành chính để khởi kiện vụ án dân sự. Trường hợp đương sự rút đơn khởi kiện vụ án hành chính, đồng thời có đơn khởi kiện vụ án dân sự tranh chấp về đất đai thì Tòa án căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 143 của Luật Tố tụng hành chính để đình chỉ giải quyết vụ án hành chính và xem xét, thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết bằng vụ án dân sự theo thủ tục chung. Trường hợp đương sự không rút đơn khởi kiện thì Tòa án căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 141 của Luật Tố tụng hành chính tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chờ kết quả giải quyết vụ án dân sự. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết tranh chấp đất đai và giải quyết yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan đến nhau và có thể giải quyết trong cùng một vụ án thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào khoản 1 Điều 34 của Luật Tố tụng hành chính và Điều 34 của Bộ luật Tố tụng dân sự để giải quyết đồng thời hai yêu cầu của đương sự trong cùng một vụ án theo thủ tục chung do pháp luật tố tụng dân sự quy định.

4. Trường hợp đơn khởi kiện thể hiện nội dung yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, nhưng người khởi kiện chỉ yêu cầu Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. Trường hợp này thụ lý vụ án dân sự hay vụ án hành chính để xem xét giải quyết?

Trường hợp người khởi kiện chỉ yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Tòa án phải tôn trọng “Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện” theo quy định tại Điều 8 của Luật Tố tụng hành chính. Theo đó thì Tòa án phải xem xét thụ lý, giải quyết vụ án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

5. Trong quá trình xét xử vụ án hành chính, do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, Kiểm sát viên không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa mà không có Kiểm sát viên dự khuyết thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử hay tạm ngừng phiên tòa?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 187 của Luật Tố tụng hành chính thì trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tòa khi có căn cứ: “Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng”.

Như vậy, trong quá trình xét xử, do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà Kiểm sát viên không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa mà không có Kiểm sát viên dự khuyết thì Hội đồng xét xử căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 187 của Luật Tố tụng hành chính để xem xét, quyết định tạm ngừng phiên tòa.

6. Trong vụ án hành chính, người bị kiện là Ủy ban nhân dân huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, nên người đại diện theo pháp luật của người bị kiện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Trường hợp này Tòa án có thể nhập chung hai chủ thể bị kiện thành một chủ thể được không?

Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính thì mỗi chủ thể có quyền, nghĩa vụ tố tụng khác nhau và có trách nhiệm riêng đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình. Do đó, trường hợp này không thể xác định chung tư cách tham gia tố tụng, mà vẫn phải xác định riêng tư cách tham tố tụng của người bị kiện là của Ủy ban nhân dân huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

7. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử ban hành trong tố tụng hành chính như thế nào?

Theo quy định tại Điều 77 của Luật Tố tụng hành chính về giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì: “3. Việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị tại phiên tòa thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng”.

Theo quy định nêu trên thì trường hợp khiếu nại việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử sơ thẩm ban hành tại phiên tòa sơ thẩm thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng xét xử sơ thẩm.

Trường hợp khiếu nại việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm. Quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng.

8. Người khởi kiện yêu cầu hủy quyết định thu hồi Giấy chứng nhận thương binh. Khi họ khởi kiện thì có phải thông báo quyền của họ được trợ giúp pháp lý như thương binh không? Có được miễn tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án?

Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì thương binh là người có công với cách mạng.

Theo quy định tại Điều 17 của Luật Trợ giúp pháp lý, điểm đ khoản 1 Điều 12 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì người có công với cách mạng thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng và được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án.

Tuy nhiên, tại thời điểm họ nộp đơn khởi kiện thì Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận thương binh đang có hiệu lực, nên người khởi kiện không được quyền trợ giúp pháp lý và miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp Tòa án hủy quyết định thu hồi Giấy chứng nhận thương binh thì việc xử lý tiền tạm ứng án phí được Hội đồng xét xử nhận định và quyết định hoàn trả lại cho người khởi kiện trong bản án.

9. Một người khởi kiện nhiều quyết định hành chính trong cùng một vụ án thì tính án phí sơ thẩm như thế nào?

Pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án chỉ quy định án phí hành chính sơ thẩm, án phí hành Chính phúc thẩm mà không quy định án phí theo từng yêu cầu khởi kiện. Do đó, nếu người khởi kiện yêu cầu hủy nhiều quyết định hành chính có liên quan đến nhau thì Tòa án giải quyết các yêu cầu này trong cùng một vụ án. Trong trường hợp này, án phí hành chính sơ thẩm, án phí hành chính phúc thẩm được xác định là 300.000 đồng. Nếu người khởi kiện yêu cầu hủy các quyết định hành chính độc lập với nhau thì Tòa án xem xét, thụ lý giải quyết bằng các vụ án hành chính khác nhau. Việc tính án phí hành chính thực hiện theo quy định chung.

10. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định nếu các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án trước khi mở phiên tòa thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí hành chính sơ thẩm. Vậy, tính án phí trong trường hợp này cụ thể như thế nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 32 của Nghị quyết số 326 thì: “Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành đối thoại nếu các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí hành chính sơ thẩm”.

Theo quy định tại mục III Phần A của Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết số 326 thì án phí hành chính sơ thẩm là 300.000 đồng.

Như vậy, theo các quy định này thì đối với trường hợp đối thoại thành, đình chỉ vụ án thì các bên phải chịu 150.000 đồng án phí hành chính sơ thẩm.

11. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không tổ chức hòa giải cơ sở đối với tranh chấp đất đai, nên các bên tranh chấp không thực hiện được việc khởi kiện tại Tòa án. Vậy, hành vi không tổ chức hòa giải cơ sở đối với tranh chấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có phải là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 202 của Luật Đất đai năm 2013 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 3 của Luật Tố tụng hành chính thì hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Hành vi hành chính bị kiện là hành vi nêu trên mà hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Theo các quy định nêu trên thì hành vi không tổ chức hòa giải cơ sở đối với tranh chấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

12. Việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính được thực hiện như thế nào?

Trong vụ án hành chính, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được thực hiện tương tự như việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của người khởi kiện, người bị kiện theo quy định tại Điều 59 của Luật Tố tụng hành chính.

13. Trong vụ án hành chính, nếu một trong các bên đương sự yêu cầu không tiến hành đối thoại thì Tòa án vẫn tiến hành đối thoại hay tiếp tục các thủ tục khác để rút ngắn thời gian giải quyết vụ án?

Trong vụ án hành chính mà chỉ một trong các bên đương sự yêu cầu không tiến hành đối thoại, còn các đương sự khác không có ý kiến hoặc có yêu cầu đối thoại thì Tòa án vẫn tiến hành đối thoại theo thủ tục chung. Trường hợp, đương sự đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai hoặc không thể tham gia đối thoại được vì có lý do chính đáng thì thuộc trường hợp không tiến hành đối thoại được; trường hợp này Biên bản đối thoại được lập theo quy định tại khoản 1 Điều 139 của Luật Tố tụng hành chính.

14. Đối với những vụ án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử trước ngày 01-7-2016, nhưng sau ngày 01-7-2016 mới xét xử, có phải quay trở lại thủ tục mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính thì đối với những vụ án hành chính đã được Tòa án thụ lý trước ngày 01-7-2016, nhưng kể từ ngày 01-7-2016 mới xét xử theo thủ tục sơ thẩm thì áp dụng quy định của Luật này để giải quyết. Như vậy, đối với những vụ án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử trước ngày 01-7-2016, nhưng sau ngày 01-7-2016 mới xét xử thì Tòa án vẫn phải tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

15. Trước khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử, người khởi kiện rút một phần yêu cầu khởi kiện; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan rút yêu cầu độc lập thì Tòa án có phải ban hành quyết định đình chỉ đối với phần yêu cầu đã rút không?

Trường hợp này, Tòa án không ban hành quyết định đình chỉ đối với phần yêu cầu đã rút mà Hội đồng xét xử nhận định về việc người khởi kiện rút một phần yêu cầu khởi kiện; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan rút yêu cầu độc lập và quyết định đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện, đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập đó trong bản án.

Trên đây là giải đáp một số vướng mắc về tố tụng hành chính để các Tòa án nghiên cứu, tham khảo trong quá trình giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền.


Nơi nhận:
– Như kính gửi;
– Các đồng chí Phó Chánh án TANDTC;
– Các đồng chí Thẩm phán TANDTC;
– Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
– Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
– Ban Nội chính Trung ương;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Bộ Tư pháp;
– Thư ký Chánh án;
– Cổng TTĐT TANDTC (để đăng tải);
– Lưu: VT (VP, Vụ PC&QLKH).
CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

Thông tư 57/2015/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

  • Tháng Mười Một 5, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Hôn Nhân, Tin Tức, Văn Bản Pháp Luật
BỘ Y TẾ
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Số: 57/2015/TT-BYTHà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 10/2015/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 01 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ SINH CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; quy trình khám, chẩn đoán vô sinh; quy trình kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; lưu giữ, chia sẻ thông tin.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện quy định tại Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (sau đây viết tắt là Nghị định số 10/2015/NĐ-CP); các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Chương II

QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI ĐƯỢC THỰC HIỆN KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM; CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, NHÂN SỰ CỦA CƠ SỞ ĐƯỢC THỰC HIỆN KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

Điều 3. Tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

1. Không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai, sinh con; không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

2. Người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kết luận bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở được phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm xác định đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con.

Điều 4. Quy định cơ sở vật chất của cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

1. Có bộ phận chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, hồi sức cấp cứu, xét nghiệm nội tiết sinh sản có thể cung cấp kết quả trong ngày.

2. Có đơn nguyên riêng cho việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm diện tích tối thiểu là 500m2 (kể cả lối đi) và các phòng sau đây:

a) Tiếp đón bệnh nhân;

b) Khám nam, nữ;

c) Chọc hút noãn;

d) Lấy tinh trùng;

đ) Lab nuôi cấy;

e) Siêu âm;

g) Xét nghiệm và lọc rửa tinh trùng đáp ứng các tiêu chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Điều 5. Quy định trang thiết bị y tế của cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Phải có đủ các trang thiết bị y tế tối thiểu sau đây:

1. Tủ cấy CO202 cái
2. Tủ ấm03 cái
3. Bình trữ tinh trùng01 cái
4. Máy ly tâm01 cái
5. Tủ lạnh01 cái
6. Tủ sấy01 cái
7. Bình trữ phôi đông lạnh01 cái
8. Máy siêu âm có đầu dò âm đạo02 cái
9. Kính hiển vi đảo ngược01 cái
10. Kính hiển vi soi nổi02 cái
11. Bộ tủ thao tác02 bộ

Điều 6. Quy định nhân sự của cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Người trực tiếp thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đã được đào tạo về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (công nhận chứng nhận, chứng chỉ của cán bộ thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nếu được đào tạo ở nước ngoài, tại các cơ sở đủ tiêu chuẩn, được tổ chức đào tạo như điều kiện ở Việt Nam trở lên).

2. Có xác nhận đã trực tiếp thực hiện ít nhất 20 (hai mươi) chu kỳ điều trị vô sinh bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

3. Có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Chương III

QUY TRÌNH KHÁM, CHẨN ĐOÁN VÔ SINH

Điều 7. Khám và xét nghiệm thăm dò vô sinh cho cặp vợ chồng

1. Yêu cầu: hỏi bệnh và thăm khám cho cả vợ, chồng.

2. Đối với người vợ

a) Khám lâm sàng:

– Khám nội khoa, ngoại khoa;

– Khám phụ khoa, khám tuyến vú.

b) Cận lâm sàng:

– Đánh giá dự trữ buồng trứng bằng đếm nang noãn thứ cấp hoặc xét nghiệm AMH;

– Khảo sát hoạt động buồng trứng bằng các xét nghiệm nội tiết, khi cần thiết;

– Kiểm tra độ thông thương và hoạt động vòi trứng;

– Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu;

– Xét nghiệm viêm gan B; giang mai, lao, HIV (lưu ý tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS), Chlamydia;

– Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bằng HPV, phết tế bào âm đạo;

– Một số xét nghiệm đặc biệt khác (tùy từng người bệnh): Cytomegalo virus, Anti phospho lipid, chụp vú, xét nghiệm di truyền.

3. Đối với người chồng

a) Phân tích tinh dịch đồ theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới;

b) Các xét nghiệm:

– Viêm gan B, giang mai, lao, HIV (lưu ý tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS);

c) Khi cần thiết hoặc có nghi ngờ các bất thường đi kèm:

– Khám nội khoa;

– Khám bộ phận sinh dục;

– Các xét nghiệm bổ sung tùy trường hợp.

Điều 8. Khám và xét nghiệm thăm dò vô sinh cho phụ nữ độc thân

Phụ nữ độc thân thực hiện việc thăm khám và xét nghiệm như Khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

Chương IV

QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

Điều 9. Tư vấn cho cặp vợ chồng thụ tinh trong ống nghiệm

1. Giải thích quy trình điều trị cho vợ, chồng bao gồm thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, các xét nghiệm, phác đồ kích thích buồng trứng, thời gian dùng thuốc, theo dõi trong quá trình dùng thuốc.

2. Thời gian dự kiến chọc hút noãn, thời gian cần lấy tinh trùng.

3. Thời gian dự kiến chuyển phôi, khả năng trữ phôi toàn bộ khi có nguy cơ hội chứng quá kích buồng trứng hoặc nội mạc tử cung không thuận lợi.

4. Hỗ trợ pha hoàng thể, theo dõi sau chuyển phôi.

5. Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

6. Các tai biến có thể xảy ra.

7. Chi phí điều trị.

Điều 10. Tư vấn các trường hợp đặc biệt

1. Tư vấn trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn

a) Trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn là các trường hợp người phụ nữ lớn tuổi, người bị suy sớm buồng trứng, đáp ứng buồng trứng kém, bất thường di truyền;

b) Ngoài các nội dung thông tin cần tư vấn cho cặp vợ chồng được quy định tại Điều 9 Thông tư này, cần tư vấn thêm:

– Phải có cam kết bằng văn bản của cả vợ, chồng người cho và nhận noãn;

– Qui trình kích thích buồng trứng và theo dõi đối với người cho noãn;

– Người nhận noãn có thể sử dụng thuốc chuẩn bị nội mạc tử cung cùng lúc với kích thích buồng trứng người cho noãn để có thể chuyển phôi tươi hoặc phôi tạo thành từ noãn người cho và tinh trùng người chồng sẽ được đông lạnh toàn bộ và người nhận noãn sẽ được chuyển phôi sau đó;

– Tỷ lệ thành công phụ thuộc vào tuổi của người cho noãn và khả năng chấp nhận phôi của tử cung người nhận;

– Tính di truyền của đứa con sinh ra;

– Tai biến của chọc hút noãn đối với người cho noãn.

2. Tư vấn trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm do người chồng không có tinh trùng:

a) Người chồng sẽ được sinh thiết tinh hoàn hoặc chọc hút mào tinh để xác định có tinh trùng hay không, nếu có, có thể tiến hành làm thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng của người chồng;

b) Giải thích quy trình thu thập tinh trùng bằng thủ thuật (sinh thiết mô tinh hoàn hoặc chọc hút từ mào tinh), thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI);

c) Tư vấn về tỷ lệ thành công, chi phí;

d) Tư vấn về tai biến có thể xảy ra;

đ) Trong trường hợp không lấy được tinh trùng có thể phải sử dụng mẫu tinh trùng của người cho;

e) Tính di truyền của đứa con sinh ra trong trường hợp phải xin mẫu tinh trùng.

3. Tư vấn trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm xin phôi: nội dung tư vấn thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Tư vấn trường hợp phụ nữ độc thân thụ tinh trong ống nghiệm xin tinh trùng

Ngoài các nội dung thông tin cần tư vấn quy định tại Điều 9 Thông tư này, cần tư vấn thêm tính di truyền của đứa con sinh ra.

Điều 11. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

1. Đại cương: thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong đó tinh trùng cho thụ tinh với noãn trong môi trường bên ngoài cơ thể (in-vitro). Phôi thu được sẽ chuyển vào buồng tử cung để làm tổ hoặc sẽ được đông lạnh để sử dụng sau.

2. Quy trình:

a) Thăm khám cặp vợ chồng và làm các xét nghiệm cơ bản cần thiết;

b) Đánh giá dự trữ buồng trứng;

c) Kích thích buồng trứng;

d) Theo dõi sự phát triển nang noãn;

đ) Tiêm thuốc giúp trưởng thành nang noãn khi đủ điều kiện;

e) Chọc hút noãn qua đường âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm;

g) Bắt đầu hỗ trợ pha hoàng thể nếu chuyển phôi tươi;

h) Đồng thời lấy tinh trùng của người chồng và chuẩn bị tinh trùng;

i) Cho tinh trùng thụ tinh với noãn theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (IVF) hoặc bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI);

k) Nuôi cấy trong tủ cấy CO2;

l) Kiểm tra sự thụ tinh của noãn;

m) Nuôi cấy phôi và theo dõi;

n) Chuyển phôi: có thể phôi ngày 2, ngày 3 hoặc ngày 5 (phôi nang), tùy phác đồ của từng cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;

o) Tiếp tục hỗ trợ pha hoàng thể nếu chuyển phôi tươi;

p) Thử thai bằng định lượng bhCG huyết thanh;

q) Siêu âm đường âm đạo để xác nhận sự phát triển của thai và vị trí thai.

Điều 12. Quy trình chuẩn bị tinh trùng để thụ tinh trong ống nghiệm

1. Đại cương: chuẩn bị tinh trùng là kỹ thuật nhằm mục đích loại bỏ các tinh trùng chết và tinh tương nhằm thu được mẫu nhiều tinh trùng khỏe mạnh để làm thụ tinh trong ống nghiệm.

2. Quy trình

a) Lấy mẫu tinh dịch:

– Người chồng kiêng quan hệ tình dục từ 3 đến 7 ngày trước khi lấy mẫu tinh dịch;

– Chuẩn bị trước các dụng cụ dùng để xử lý mẫu tinh trùng, mỗi người một bộ dụng cụ riêng có ghi tên vợ và chồng hoặc đánh mã số;

– Lấy tinh dịch bằng phương pháp thủ dâm. Rửa tay và bộ phận sinh dục sạch trước khi lấy mẫu.

b) Chuẩn bị tinh trùng:

– Để mẫu tinh dịch ly giải hoàn toàn trong tủ ấm, ghi lại thời gian ly giải hoàn toàn;

– Lấy một ít tinh dịch đánh giá các chỉ số chung;

– Chuẩn bị tinh trùng bằng các kỹ thuật cơ bản;

– Cặn chứa tinh trùng thu được sau chuẩn bị sẽ dùng để làm IVF hoặc ICSI.

Điều 13. Quy trình chọc hút noãn làm thụ tinh trong ống nghiệm

1. Đại cương: chọc hút noãn là kỹ thuật noãn được lấy ra ngoài qua đường âm đạo bằng cách chọc hút dưới hướng dẫn siêu âm, sau đó cho thụ tinh với tinh trùng ở môi trường ngoài cơ thể.

2. Quy trình:

a) Giảm đau bằng gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ, có thể kết hợp tiền mê;

b) Nhịn ăn trước khi chọc hút noãn, đi tiểu hết trước khi làm thủ thuật;

c) Làm sạch âm hộ, âm đạo, cổ tử cung bằng nước muối sinh lý;

d) Trải săng vô trùng che chân và bụng;

đ) Tráng bơm tiêm, kim chọc hút noãn bằng môi trường dùng cho chọc hút noãn trước khi chọc hút;

g) Tiến hành chọc hút noãn dưới hướng dẫn của siêu âm;

h) Chuyển ngay dịch nang chọc hút được vào phòng lab để tìm và nhặt noãn;

i) Tráng lại bơm tiêm và kim tránh sót noãn trong kim và bơm tiêm.

3. Theo dõi sau chọc hút

a) Nằm nghỉ tại phòng sau chọc hút;

b) Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, đau bụng, chảy máu âm đạo;

c) Hướng dẫn dùng thuốc, hẹn ngày chuyển phôi nếu chuyển phôi tươi.

Điều 14. Quy trình chuyển phôi

1. Đại cương: chuyển phôi là kỹ thuật trong đó một hoặc nhiều phôi được chuyển vào buồng tử cung của người nhận để phôi làm tổ.

2. Quy trình:

a) Chuẩn bị phôi chuyển sẵn sàng trong đĩa, cần đối chiếu số phôi, tên, tuổi, số hồ sơ cẩn thận;

b) Cần nhịn tiểu cho bàng quang căng;

c) Nằm tư thế phụ khoa;

d) Vệ sinh vùng âm hộ;

đ) Mở mỏ vịt, lau sạch cổ tử cung bằng môi trường chuyển phôi;

e) Luồn nhẹ nhàng catheter vỏ ngoài qua ống cổ tử cung vào đến eo tử cung, vừa luồn vừa quan sát dưới siêu âm qua đường bụng;

g) Chuẩn bị hút phôi vào catheter lòng trong sau khi đã luồn được catheter vỏ ngoài vào qua eo tử cung;

h) Luồn nhẹ nhàng catheter lòng trong chứa phôi vào trong buồng tử cung, đầu catheter cách đáy tử cung khoảng 2 cm;

i) Bơm nhẹ nhàng đặt phôi vào trong buồng tử cung;

k) Nhẹ nhàng rút catheter ra khỏi buồng tử cung;

l) Kiểm tra lại catheter xem độ sạch, phôi còn sót lại không;

m) Tháo mỏ vịt;

n) Nằm nghỉ ít nhất 30 phút trước khi ra về;

o) Hỗ trợ pha hoàng thể.

Điều 15. Quy trình tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)

1. Đại cương: tiêm tinh trùng vào bào tương noãn là kỹ thuật vi thao tác tiêm trực tiếp một tinh trùng vào bào tương noãn để thụ tinh.

2. Quy trình:

a) Chuẩn bị mẫu tinh trùng để làm ICSI;

b) Noãn sau khi chọc hút, ủ trong tủ ấm trước khi tiến hành thực hiện kỹ thuật;

c) Chuẩn bị đĩa làm ICSI;

d) Chỉnh kính và bộ phận vi thao tác;

đ) Tiến hành tách tế bào hạt ra khỏi noãn;

e) Tiến hành tiêm tinh trùng vào bào tương noãn;

g) Ủ noãn đã tiêm tinh trùng trong tủ cấy CO2;

h) Kiểm tra sự thụ tinh.

Điều 16. Quy trình lấy tinh trùng bằng thủ thuật

1. Đại cương: lấy tinh trùng bằng thủ thuật là kỹ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh hoặc sinh thiết mô tinh hoàn để lấy tinh trùng cho thụ tinh với noãn bằng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn cho các trường hợp không có tinh trùng trong tinh dịch hoặc không xuất tinh được.

2. Quy trình:

a) Gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ;

b) Lau sạch cơ quan sinh dục và vùng xung quanh bằng nước muối sinh lý;

c) Cố định mào tinh (nếu chọc hút mào tinh) hoặc cố định tinh hoàn;

d) Chọc hút mào tinh hoặc tinh hoàn hoặc sinh thiết tinh hoàn;

e) Tìm tinh trùng trong mẫu bệnh phẩm chọc hút hoặc mô sinh thiết;

g) Chuẩn bị tinh trùng từ mẫu bệnh phẩm hoặc phân tách tinh trùng từ mô tinh hoàn;

h) Hướng dẫn chăm sóc sau thủ thuật.

Điều 17. Quy trình trữ lạnh tinh trùng

1. Đại cương: trữ lạnh tinh trùng là kỹ thuật trong đó mẫu tinh trùng được đông lạnh và lưu giữ trong môi trường bảo quản lạnh. Khi cần thiết có thể rã đông để sử dụng.

2. Quy trình trữ lạnh chậm:

a) Đánh giá chất lượng tinh trùng trước trữ lạnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới;

b) Trộn tinh trùng với chất bảo quản đông lạnh;

c) Đóng gói, ghi tên người bệnh, mã số và ngày tháng trữ lạnh;

d) Hạ nhiệt độ mẫu;

đ) Lưu giữ trong bình nitơ lỏng.

Điều 18. Quy trình rã đông tinh trùng

1. Đại cương: rã đông tinh trùng là kỹ thuật trong đó mẫu tinh trùng đông lạnh và lưu giữ trong bình trữ sẽ được rã đông, sau đó lọc rửa để sử dụng.

2. Quy trình:

a) Lấy ống trữ mẫu tinh trùng ra khỏi ni tơ lỏng;

b) Cho ống trữ vào nước ấm nhiệt độ 37°C;

c) Mở dụng cụ chứa và thu nhận tinh trùng rã đông;

d) Đánh giá chất lượng tinh trùng sau rã đông;

đ) Mẫu tinh trùng sau rã đông sẽ được chuẩn bị để sử dụng.

Điều 19. Quy trình trữ lạnh mô tinh hoàn

1. Đại cương: trữ lạnh mô tinh hoàn là kỹ thuật trong đó mô tinh hoàn được sinh thiết, tìm tinh trùng và đông lạnh, lưu giữ trong môi trường bảo quản lạnh. Khi cần thiết có thể rã đông tách lấy tinh trùng để sử dụng.

2. Quy trình:

a) Tiến hành khám, làm xét nghiệm và tư vấn cho người bệnh tương tự trường hợp lấy tinh trùng bằng thủ thuật;

b) Tiến hành sinh thiết lấy mô tinh hoàn, cho vào đĩa chứa môi trường để rửa sạch;

c) Xé nhỏ mô tinh hoàn bằng nhíp chuyên dụng, xác định sự hiện diện của tinh trùng, đánh giá độ di động dưới kính hiển vi đảo ngược;

d) Tách rời từng ống sinh tinh để tiến hành đông lạnh;

đ) Nhỏ và trộn đều chất bảo quản lạnh vào các ống sinh tinh đã được tách rời, lắc đều và cho vào ống nghiệm trữ lạnh;

e) Để ống nghiệm ở nhiệt độ phòng, sau đó hạ nhiệt độ theo chương trình;

g) Cho mẫu vào bình ni tơ lỏng và bảo quản.

Điều 20. Quy trình rã đông mô tinh hoàn

1. Đại cương: rã đông mô tinh hoàn là kỹ thuật trong đó mô tinh hoàn đông lạnh và lưu giữ trong bình trữ sẽ được rã đông để tách lấy tinh trùng.

2. Quy trình:

a) Lấy ống trữ mô tinh hoàn ra khỏi bình đựng ni tơ lỏng;

b) Rửa mô tinh hoàn bằng môi trường rửa;

c) Phân tách tinh trùng từ mô tinh hoàn;

d) Đánh giá độ di động của tinh trùng;

đ) Nuôi cấy tinh trùng trong tủ cấy CO2;

e) Đánh giá lại độ di động của tinh trùng và sử dụng để làm ICSI.

Điều 21. Quy trình trữ lạnh noãn

1. Đại cương: trữ lạnh noãn là kỹ thuật trong đó noãn được lấy ra khỏi buồng trứng, đông lạnh và lưu giữ trong môi trường bảo quản lạnh. Noãn nên được đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa sau khi chọc hút và ngay sau khi tách tế bào hạt ra khỏi noãn. Khi người phụ nữ sẵn sàng để mang thai, noãn sẽ được rã đông.

2. Quy trình:

a) Đánh giá chất lượng noãn, ghi lại tất cả các thông số trước khi tiến hành đông noãn. Tùy từng loại môi trường cụ thể mà các bước cụ thể của quy trình có thay đổi so với quy trình chuẩn;

b) Chuẩn bị môi trường thủy tinh hóa;

c) Ghi các thông tin người bệnh và ngày thực hiện lên dụng cụ chứa noãn. Đối chiếu kiểm tra thông tin;

d) Hộp chứa nitơ lỏng;

đ) Đánh giá chất lượng noãn trước đông;

e) Chuẩn bị đĩa kỹ thuật chứa môi trường thủy tinh hóa;

g) Cho noãn tuần tự qua các môi trường thủy tinh hóa;

i) Dùng pipet hút noãn đặt lên dụng cụ chứa noãn;

k) Nhúng dụng cụ chứa noãn;

l) Lưu trữ trong bình ni-tơ lỏng.

Điều 22. Quy trình rã đông noãn

1. Đại cương: rã đông noãn là kỹ thuật trong đó noãn đã được đông lạnh và lưu giữ trong bình trữ được lấy ra để rã đông.

2. Quy trình:

a) Chuẩn bị môi trường rã đông;

b) Kiểm tra tên, số hồ sơ, ngày lưu giữ, tên người bệnh ghi trên cọng trữ;

c) Dụng cụ chứa noãn sau khi lấy ra khỏi nitơ lỏng được nhúng ngay vào đĩa môi trường đã chuẩn bị;

d) Lần lượt chuyển noãn qua các môi trường rã đông đã chuẩn bị;

đ) Đánh giá hình thái noãn và sử dụng cho kỹ thuật điều trị tiếp theo.

Điều 23. Quy trình trữ lạnh phôi

1. Đại cương: trữ lạnh phôi là kỹ thuật trong đó phôi được đông lạnh và lưu giữ trong môi trường bảo quản lạnh. Khi người phụ nữ sẵn sàng để mang thai, phôi sẽ được rã đông và chuyển vào buồng tử cung. Đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa có nhiều ưu điểm hơn đông lạnh chậm và hiện tại hầu hết các trung tâm hỗ trợ sinh sản đều áp dụng phương pháp này.

2. Quy trình:

a) Đánh giá chất lượng phôi, ghi lại tất cả các thông số trước khi tiến hành trữ lạnh phôi;

b) Chuẩn bị môi trường thủy tinh hóa trong các đĩa thích hợp;

c) Chuẩn bị dụng cụ chứa phôi;

d) Chuẩn bị hộp chứa nitơ lỏng;

đ) Cho phôi tuần tự qua các môi trường thủy tinh hóa;

e) Đặt phôi lên dụng cụ chứa phôi và nhúng vào nitơ lỏng;

g) Lưu trữ dụng cụ chứa phôi vào bình chứa;

h) Hoàn tất hồ sơ dữ liệu lưu trữ.

Điều 24. Quy trình rã đông phôi

1. Đại cương: rã đông phôi là kỹ thuật trong đó phôi đã được đông lạnh và lưu giữ trong bình trữ sẽ được lấy ra để rã đông.

2. Quy trình

a) Chuẩn bị các môi trường rã đông phôi trong các đĩa thích hợp;

b) Kiểm tra tên người bệnh, số hồ sơ, ngày lưu giữ ghi trên dụng cụ chứa phôi;

c) Lấy dụng cụ chứa phôi ra khỏi ni-tơ;

d) Lần lượt chuyển phôi qua các loại môi trường rã đông;

đ) Chuyển phôi sau rã đông vào môi trường nuôi cấy;

e) Đánh giá mức độ sống, chết của các phôi và phôi bào;

g) Nuôi cấy phôi trong tủ cấy CO2, theo dõi đến thời điểm chuyển phôi.

Điều 25. Quy trình chuyển phôi đông lạnh (FET)

1. Đại cương: chuyển phôi đông lạnh là kỹ thuật trong đó một hoặc nhiều phôi đông lạnh rã đông được chuyển vào buồng tử cung của người nhận đã được chuẩn bị niêm mạc tử cung.

2. Quy trình

a) Chuẩn bị nội mạc tử cung người nhận phôi từ đầu chu kỳ kinh;

b) Theo dõi sự phát triển niêm mạc tử cung;

c) Khi đủ điều kiện để chuyển phôi, thông báo kế hoạch và ngày chuyển phôi cho phòng nuôi cấy phôi;

d) Rã đông phôi và đánh giá sự phát triển của phôi, chất lượng phôi trước chuyển;

đ) Chuyển phôi vào buồng tử cung;

e) Hỗ trợ hoàng thể;

g) Định lượng bhCG sau chuyển phôi;

h) Siêu âm sau chuyển phôi để xác nhận sự phát triển của thai và vị trí thai.

Điều 26. Quy trình trưởng thành noãn non trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVM-Invitro Maturation)

1. Đại cương: trưởng thành noãn non trong thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật trong đó noãn được lấy ra khỏi buồng trứng từ các noãn kích thích nhỏ sau đó được nuôi trưởng thành trong đĩa cấy và cho thụ tinh với tinh trùng bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn.

2. Quy trình:

a) Theo dõi số nang noãn, sự phát triển các nang noãn và niêm mạc tử cung từ đầu chu kỳ. Có thể bổ sung FSH và hCG trong quá trình theo dõi;

b) Chọc các nang noãn nhỏ khi đủ điều kiện;

c) Noãn chọc hút được có thể đã trưởng thành sau vào thời điểm chọc hút. Nếu noãn chưa trưởng thành, tiếp tục nuôi cấy và kiểm tra lại độ trưởng thành.

d) Thực hiện tách tế bào hạt ra khỏi noãn với các noãn đánh giá đã trưởng thành;

đ) Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn;

e) Kiểm tra sự thụ tinh của noãn sau tiêm tinh trùng;

g) Nuôi cấy phôi;

h) Chuyển phôi vào buồng tử cung;

i) Định lượng bhCG sau chuyển phôi;

k) Siêu âm xác nhận sự phát triển của phôi, số lượng và vị trí túi thai.

Điều 27. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn

1. Đại cương: thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn là kỹ thuật trong đó cho tinh trùng thụ tinh với noãn của người cho noãn trong môi trường bên ngoài cơ thể. Phôi thu được sẽ chuyển vào buồng tử cung của người nhận đã được chuẩn bị niêm mạc tử cung để làm tổ.

2. Quy trình

a) Nếu chuyển phôi tươi:

– Điều chỉnh chu kỳ kinh giữa người cho và nhận noãn;

– Kích thích buồng trứng người cho noãn đồng thời chuẩn bị niêm mạc tử cung người nhận;

– Theo dõi sự phát triển nang noãn người cho noãn;

– Theo dõi sự phát triển niêm mạc tử cung người nhận;

– Khi nang noãn phát triển đủ, tiêm thuốc khởi động trưởng thành noãn;

– Chọc hút noãn người cho noãn, đồng thời chuẩn bị niêm mạc tử cung người nhận để chuyển phôi;

– Lấy tinh trùng, lọc rửa tinh trùng của chồng người nhận noãn;

– Cho tinh trùng của người chồng thụ tinh với noãn của người cho;

– Kiểm tra sự thụ tinh;

– Đánh giá phôi và chọn lựa phôi;

– Chuyển phôi vào buồng tử cung;

– Hỗ trợ nội tiết cho người nhận sau chuyển phôi;

– Định lượng bhCG sau chuyển phôi;

– Siêu âm sau chuyển phôi để xác nhận sự phát triển của thai, số lượng và vị trí thai.

b) Nếu không chuyển phôi tươi:

– Kích thích buồng trứng với người cho noãn.

– Chọc hút noãn và làm IVF hoặc ICSI với tinh trùng của chồng người nhận để tạo phôi. Nuôi cấy phôi và đông lạnh phôi toàn bộ;

– Sau đó, chuẩn bị niêm mạc tử cung người nhận và chuyển phôi sau rã đông.

Điều 28. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm xin tinh trùng

1. Đại cương: thụ tinh trong ống nghiệm xin tinh trùng là kỹ thuật trong đó tinh trùng của người cho được thụ tinh với noãn của người nhận. Phôi thu được sẽ chuyển vào buồng tử cung để làm tổ hoặc sẽ được đông lạnh để sử dụng sau này.

2. Quy trình

a) Thực hiện kích thích buồng trứng, chọc hút noãn người nhận;

b) Thực hiện ICSI với tinh trùng người cho sau rã đông;

c) Tạo phôi và chuyển phôi vào buồng tử cung người nhận.

Điều 29. Quy trình giảm phôi chọn lọc

1. Đại cương: giảm phôi chọn lọc là thủ thuật sử dụng kim chọc hút qua đường âm đạo dưới hướng dẫn siêu âm để hủy bớt số túi thai trong trường hợp đa thai.

2. Quy trình:

a) Thời điểm giảm thiểu phôi tốt nhất là vào lúc thai được 7-8 tuần;

b) Tư vấn về lý do giảm thiểu phôi, quy trình giảm thiểu phôi và tai biến có thể xảy ra;

c) Gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ, có thể kết hợp tiền mê;

d) Lau sạch âm hộ, âm đạo;

đ) Trải săng vô trùng;

e) Siêu âm đánh giá lại số lượng và vị trí các túi thai và chọn lựa phôi giảm;

g) Chọc kim vào đúng vị trí phôi sẽ giảm thiểu dưới sự hướng dẫn của siêu âm, sau khi mũi kim chạm vào phôi thì tiến hành hút phôi;

h) Kiểm tra để bảo đảm tim thai không còn đập;

i) Trong trường hợp thai lớn có thể dùng kali clorua bơm vào buồng tim thai;

k) Kháng sinh dự phòng;

l) Theo dõi sau thủ thuật;

m) Tái khám sau giảm phôi.

Chương V

LƯU GIỮ VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN

Điều 30. Lưu giữ thông tin

1. Cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tổ chức lưu trữ thông tin về các trường hợp thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại cơ sở ít nhất 02 (hai) năm kể từ khi kết thúc đợt điều trị sau cùng.

2. Các cơ sở thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm có phải tổ chức lưu trữ thông tin, dữ liệu về các trường hợp cho, nhận tinh trùng, noãn, phôi và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong ít nhất 20 (hai mươi) năm, kể từ ngày kết thúc đợt điều trị sau cùng.

Điều 31. Chia sẻ thông tin

1. Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tế xây dựng lộ trình cụ thể để triển khai hệ thống mạng kết nối tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong nghiệm cả nước để quản lý thông tin, dữ liệu của các trường hợp cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

2. Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quốc gia có trách nhiệm làm đầu mối, phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tế xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu chung về hỗ trợ sinh sản, sử dụng trong toàn quốc.

3. Sau khi hệ thống mạng kết nối dữ liệu được hình thành, các cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm có trách nhiệm nhập đầy đủ thông tin vào Hệ cơ sở dữ liệu chung, bảo đảm cơ chế chia sẻ thông tin giữa Bộ Y tế và các cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; bảo đảm việc cho, nhận tinh trùng, noãn, phôi và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016

Thông tư số 07/2003/TT-BYT ngày 25 tháng 3 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học và mục IV. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-BYT ngày 15 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 33. Trách nhiệm thi hành

Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em; Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi văn bản phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em) để xem xét, giải quyết./.

 Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo,
Cổng thông tin điện tử Chính phủ);
– Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
– Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cục Y tế (Bộ Công an), Cục Quân y (Bộ Quốc phòng),
Cục Y tế (Bộ Giao thông vận tải);
– Các đơn vị trực thuộc Bộ;
– Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ, VP Bộ;
– Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
– Lưu: VT, PC, BMTE.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

Nghị định 98/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

  • Tháng Mười Một 5, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Hôn Nhân, Tin Tức, Văn Bản Pháp Luật
CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 98/2016/NĐ-CPHà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 10/2015/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 01 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ SINH CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình ngày 19 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 23 tháng 12 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (sau đây gọi tắt là Nghị định số 10/2015/NĐ-CP)

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP như sau:

“2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân sự để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm bao gồm:

a) Cơ sở vật chất:

– Có phòng hồi sức cấp cứu;

– Có phòng xét nghiệm nội tiết sinh sản có thể cung cấp kết quả trong ngày;

– Có đơn nguyên riêng cho việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm diện tích tối thiểu là 500 m2 (kể cả lối đi) và các phòng: Tiếp đón bệnh nhân; khám nam, nữ; chọc hút noãn; lấy tinh trùng; lab nuôi cấy; siêu âm; xét nghiệm và lọc rửa tinh trùng đáp ứng các tiêu chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

b) Trang thiết bị y tế:

Có tối thiểu các trang thiết bị y tế: 02 tủ cấy CO2; 03 tủ ấm; 01 bình trữ tinh trùng; 01 máy ly tâm; 01 tủ sấy; 01 bình trữ phôi đông lạnh; 02 máy siêu âm có đầu dò âm đạo; 01 kính hiển vi đảo ngược; 02 kính hiển vi soi nổi; 02 bộ tủ thao tác.

c) Nhân sự:

Người trực tiếp thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

– Có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

– Có văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc chứng nhận đã được đào tạo về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm do cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài cấp;

– Có xác nhận đã thực hành ít nhất 20 chu kỳ điều trị vô sinh bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm của cơ sở đã được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.”

2. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP như sau:

“c) Bản sao hợp pháp văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc chứng nhận đã được đào tạo về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm do cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài cấp.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 13. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Điều kiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

a) Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật này;

b) Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.

2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

a) Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, gồm:

– Công văn đề nghị Bộ Y tế công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 3a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

– Tài liệu chứng minh đã thực hiện tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.

b) Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo lập thành 01 bộ và gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế.

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế phải xem xét hồ sơ và ra quyết định công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ Y tế phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do gửi cơ sở đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo để hoàn chỉnh hồ sơ.

3. Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế, Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

2. Khoản 2 Điều 7; điểm c khoản 1 Điều 9 và Điều 13 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KGVX (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễ
n Xuân Phúc

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị định số 98/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)

Mẫu số 03a

CƠ SỞ
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:         /………
V/v đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
………, ngày … tháng … năm 20…

Kính gửi: Bộ Y tế

Cơ sở khám bệnh chữa bệnh…. được thành lập từ năm ……… và đã được cấp Giấy phép hoạt động số:…….. năm……… Để đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, đặc biệt là nhu cầu điều trị vô sinh, ngày…. tháng…… năm…. Bộ Y tế đã có Quyết định số: ………/QĐ-BYT về việc công nhận cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

Sau khi rà soát, đối chiếu với các quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ngày… tháng… năm 2016 của Chính phủ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh… xin gửi kèm theo Công văn này các tài liệu chứng minh đã thực hiện tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm, bao gồm:

1. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc công nhận cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

2. Danh sách các trường hợp đã được thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, có đầy đủ các thông tin: Họ tên (hoặc mã số); tuổi; địa chỉ; số chứng minh thư; điện thoại liên lạc; ngày chọc hút trứng; ngày chuyển phôi (có xác nhận của bệnh viện).

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…. đề nghị Bộ Y tế ra quyết định công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT,……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Nghị định 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

  • Tháng Mười Một 5, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Hôn Nhân, Tin Tức, Văn Bản Pháp Luật
CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 10/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ SINH CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình ngày 19 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận noãn, cho và nhận phôi; thẩm quyền, thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi; thông tin, báo cáo.

2. Việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

3. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ tại Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi;

2. Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai;

3. Noãn là giao tử của nữ;

4. Tinh trùng là giao tử của nam;

5. Phôi là sản phẩm của quá trình kết hợp giữa noãn và tinh trùng;

6. Phụ nữ độc thân là phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật;

7. Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

2. Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.

3. Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện.

4. Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.

5. Việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CHO VÀ NHẬN TINH TRÙNG, CHO VÀ NHẬN NOÃN, CHO VÀ NHẬN PHÔI

Điều 4. Quy định về việc cho tinh trùng, cho noãn

1. Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.

2. Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng.

4. Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.

Điều 5. Quy định về việc nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi

1. Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.

2. Người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.

3. Người nhận phôi phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng;

b) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ;

c) Phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.

4. Người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phôi.

Điều 6. Quy định về việc sử dụng phôi dư sau khi thụ tinh trong ống nghiệm

1. Cặp vợ chồng sau khi có con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, nếu không có nhu cầu sử dụng số phôi còn dư thì có thể tặng lại cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với sự đồng ý của cả vợ và chồng thông qua hợp đồng tặng, cho.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được phép sử dụng phôi dư có hợp đồng tặng cho quy định tại Khoản 1 Điều này để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

3. Phôi của người cho theo quy định tại Khoản 1 Điều này được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công thì mới được sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì phôi còn lại phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm nghiên cứu khoa học.

4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định cho phép sử dụng phôi dư theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

Chương III

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC CHO PHÉP CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH ĐƯỢC THỰC HIỆN KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

Điều 7. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

1. Là một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

a) Cơ sở phụ sản, sản – nhi của Nhà nước từ tuyến tỉnh trở lên;

b) Bệnh viện đa khoa tư nhân có khoa sản, khoa sản – nhi;

c) Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, chuyên khoa sản – nhi tư nhân;

d) Bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm muộn.

2. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 8. Thẩm quyền công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

1. Bộ trưởng Bộ Y tế công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

2. Quyết định được cấp 01 (một) lần đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định này.

Điều 9. Hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

1. Hồ sơ đề nghị thẩm định và ra quyết định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, gồm:

a) Công văn đề nghị thẩm định theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản kê khai nhân sự, trang thiết bị, sơ đồ mặt bằng của đơn vị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;

c) Bản sao hợp pháp các văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (công nhận chứng nhận, chứng chỉ của cán bộ thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nếu được đào tạo ở nước ngoài, tại các cơ sở đủ tiêu chuẩn, được tổ chức đào tạo như điều kiện ở Việt Nam trở lên);

d) Bản xác nhận cán bộ trực tiếp thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã thực hiện ít nhất 20 chu kỳ điều trị vô sinh bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;

đ) Bản sao hợp pháp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chứng chỉ hành nghề của người thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

2. Hồ sơ lập thành 01 (một) bộ và gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế.

3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế phải xem xét hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ Y tế phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do tới cơ sở đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế phải thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở đề nghị công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Điều 10. Thẩm định và ra quyết định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

1. Đoàn thẩm định do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập.

2. Việc thẩm định được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đề nghị công nhận và về các nội dung sau đây:

a) Kiểm tra kỹ năng thực hành, văn bằng, chứng chỉ, trình độ chuyên môn của nhân viên tại đơn nguyên thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và các phòng chuyên môn khác có liên quan đến việc thực hiện các kỹ thuật này;

b) Kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

3. Lập biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thẩm định, Trưởng Đoàn thẩm định phải trình Bộ trưởng Bộ Y tế Biên bản thẩm định và dự thảo quyết định công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Biên bản thẩm định và dự thảo quyết định, Bộ trưởng Bộ Y tế phải ra quyết định công nhận cơ sở khám bệnh chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chương IV

THỰC HIỆN KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

Điều 11. Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

1. Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện các kỹ thuật này, gồm:

a) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Hồ sơ khám xác định vô sinh của phụ nữ độc thân hoặc cặp vợ chồng đứng tên trong đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kế hoạch điều trị cho cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này và không thể có kế hoạch điều trị phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.

Điều 12. Quy trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện theo Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Chương V

ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO

Điều 13. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Điều kiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

a) Có ít nhất 01 (một) năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm trong năm tối thiểu là 300 ca;

b) Chưa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;

c) Đáp ứng nhu cầu và bảo đảm thuận lợi cho người dân.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện ngay kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

a) Bệnh viện Phụ sản trung ương;

b) Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế;

c) Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh.

3. Sau 01 (một) năm triển khai thực hiện Nghị định này, căn cứ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này giao Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định bổ sung cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ngoài 03 Bệnh viện quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 14. Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này, gồm:

a) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;

d) Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;

đ) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

e) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này và đã từng sinh con;

g) Bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;

h) Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.

i) Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;

k) Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;

l) Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;

m) Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở được cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.

Điều 15. Nội dung tư vấn về y tế

1. Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:

a) Các phương án khác ngoài việc mang thai hộ hoặc xin con nuôi;

b) Quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ;

c) Các khó khăn khi thực hiện mang thai hộ;

d) Tỷ lệ thành công của kỹ thuật có thể rất thấp nếu dự trữ buồng trứng của người vợ thấp hoặc người vợ trên 35 tuổi;

đ) Chi phí điều trị cao;

e) Khả năng đa thai;

g) Khả năng em bé bị dị tật và có thể phải bỏ thai;

h) Các nội dung khác có liên quan.

2. Người mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:

a) Các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra khi mang thai như sảy thai, thai ngoài tử cung, băng huyết sau sinh và các tai biến khác;

b) Khả năng phải mổ lấy thai;

c) Khả năng đa thai;

d) Khả năng em bé bị dị tật và phải bỏ thai;

đ) Các nội dung khác có liên quan.

Điều 16. Nội dung tư vấn về pháp lý

1. Xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình.

3. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình.

4. Các nội dung khác có liên quan.

Điều 17. Nội dung tư vấn về tâm lý

1. Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:

a) Các vấn đề về tâm lý trước mắt và lâu dài của việc nhờ mang thai hộ, người thân và bản thân đứa trẻ sau này;

b) Người mang thai hộ có thể có ý định muốn giữ đứa bé sau sinh;

c) Hành vi, thói quen của người mang thai hộ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ;

d) Tâm lý, tình cảm khi nhờ người mang thai và sinh con;

đ) Thất bại và tốn kém với các đợt điều trị mang thai hộ có thể gây tâm lý căng thẳng, mệt mỏi;

e) Các nội dung khác có liên quan.

2. Người mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:

a) Tâm lý, tình cảm của người trong gia đình, bạn bè trong thời gian mang thai hộ;

b) Tâm lý trách nhiệm đối với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ nếu để sảy thai;

c) Tác động tâm lý đối với con ruột của mình;

d) Cảm giác mất mát, mặc cảm sau khi trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai;

đ) Chỉ thực hiện mang thai hộ khi động lực chính là mong muốn giúp đỡ cho cặp vợ chồng nhờ mang thai, không vì mục đích lợi nhuận;

e) Các nội dung khác có liên quan.

Điều 18. Trách nhiệm tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải tổ chức tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ.

2. Trường hợp vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc người mang thai hộ có một trong các Bản xác nhận sau thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ không phải tổ chức tư vấn về lĩnh vực đã có Bản xác nhận:

a) Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;

b) Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có thẩm quyền, trách nhiệm tư vấn tâm lý làm việc tại cơ sở được cấp giấy phép hoạt động có phạm vi hoạt động chuyên môn tư vấn tâm lý;

c) Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp lý của người có thẩm quyền, trách nhiệm tư vấn pháp lý làm việc tại tổ chức có tư cách pháp nhân về trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật.

3. Người tư vấn về y tế phải là bác sỹ chuyên khoa sản và tư vấn đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này. Người tư vấn về pháp lý phải có trình độ cử nhân luật trở lên và tư vấn đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này. Người tư vấn về tâm lý phải có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên và tư vấn đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.

4. Người tư vấn về y tế hoặc pháp lý hoặc tâm lý phải ký, ghi rõ họ tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc và ngày tư vấn vào bản xác nhận nội dung tư vấn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận của mình.

Điều 19. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ

1. Xem xét, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Trường hợp cần thiết có thể kiểm tra bản chính, yêu cầu bổ sung các giấy tờ khác có liên quan, phỏng vấn trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan công an hỗ trợ.

2. Chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ và về chuyên môn, kỹ thuật do cơ sở mình thực hiện.

Chương VI

LƯU GIỮ TINH TRÙNG, LƯU GIỮ NOÃN, LƯU GIỮ PHÔI

Điều 20. Lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi

1. Việc lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để lưu giữ, bảo quản tinh trùng, noãn, phôi phục vụ cho việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

2. Người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi phải trả chi phí lưu giữ, bảo quản thông qua hợp đồng dân sự với cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi, trừ trường hợp tinh trùng, noãn, phôi được hiến.

Trường hợp người gửi không đóng phí lưu giữ, bảo quản thì trong thời hạn 06 (sáu) tháng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền hủy tinh trùng hoặc noãn hoặc phôi đã gửi.

Điều 21. Gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi

1. Việc gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Người chồng hoặc người vợ trong những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh;

b) Người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân;

c) Người tình nguyện hiến tinh trùng, hiến noãn, hiến phôi;

d) Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân lưu giữ phôi còn dư sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công.

2. Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi, thì phải hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.

3. Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi ly hôn:

a) Trường hợp người gửi đề nghị hủy tinh trùng, noãn của chính mình thì phải hủy tinh trùng, noãn của người đó;

b) Trường hợp đề nghị hủy phôi thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cả hai vợ chồng; nếu muốn tiếp tục lưu giữ thì phải có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.

4. Người vợ hoặc người chồng sử dụng tinh trùng, noãn, phôi thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự.

5. Người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi nếu sau đó muốn hiến tặng cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi cho người khác thì cơ sở lưu giữ phải sử dụng biện pháp mã hóa các thông tin về người cho. Trường hợp hiến tặng cho mục đích nghiên cứu khoa học thì không cần phải mã hóa thông tin.

Chương VII

THÔNG TIN, BÁO CÁO

Điều 22. Thông tin và chế độ báo cáo

1. Bộ Y tế có trách nhiệm cập nhật danh sách các cơ sở được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, thực hiện kỹ thuật mang thai hộ; tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật và kết quả xử lý vi phạm pháp luật về thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

2. Định kỳ vào ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12 hằng năm, các cơ sở được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, thực hiện kỹ thuật mang thai hộ có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ về Bộ Y tế theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 23. Lưu giữ, chia sẻ thông tin về người cho và nhận tinh trùng; cho và nhận noãn; cho và nhận phôi

1. Việc cho, nhận, lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi phải được mã hóa và nhập vào hệ cơ sở dữ liệu chung, sử dụng trong toàn quốc, bảo đảm cơ chế chia sẻ thông tin giữa Bộ Y tế và các cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; bảo đảm việc cho, nhận tinh trùng, noãn, phôi thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm triển khai thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2015.

Bãi bỏ Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 25. Điều khoản chuyển tiếp

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được tiếp tục hoạt động và không phải làm thủ tục công nhận lại theo quy định tại Nghị định này.

Điều 26. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Khoản 5 Điều 3, Khoản 2 Điều 7 và Khoản 1 Điều 23 Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,
Công báo;
– Lưu: Văn thư, KGVX (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC

MẪU CÔNG VĂN, BIÊN BẢN, ĐƠN, CAM KẾT, THỎA THUẬN, BÁO CÁO VỀ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO
(Ban hành kèm theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ)

STTLoại biểu mẫuNội dung
1Mẫu số 01Công văn đề nghị thẩm định công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
2Mẫu số 02Biên bản thẩm định cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi
3Mẫu số 03Đơn đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
4Mẫu số 04Đơn đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
5Mẫu số 05Cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
6Mẫu số 06Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
7Mẫu số 07Báo cáo tình hình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Mẫu số 01

CƠ SỞ
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:       /……….
V/v đề nghị thẩm định công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
….., ngày … tháng …. năm 20…

Kính gửi: Bộ Y tế.

Cơ sở khám bệnh chữa bệnh… được thành lập từ năm …….. và đã được cấp Giấy phép hoạt động số: …… năm …….. Để đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, đặc biệt là nhu cầu điều trị vô sinh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…. đã chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị và nhân sự theo quy định tại Nghị định ……/2015/NĐ-CP ngày ….. tháng …. năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Hồ sơ gồm có:

1. Bản kê khai nhân sự, trang thiết bị, sơ đồ mặt bằng của đơn vị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;

2. Bản sao hợp pháp các văn bằng, chứng chỉ của cán bộ trực tiếp thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;

3. Bản xác nhận cán bộ trực tiếp thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã thực hiện 20 chu kỳ điều trị vô sinh bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;

4. Bản sao hợp pháp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chứng chỉ hành nghề của người thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh …. gửi hồ sơ đề nghị Bộ Y tế thành lập Đoàn thẩm định để ra quyết định công nhận đơn vị …. thuộc cơ sở khám bệnh chữa bệnh …. được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm./.

 Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, ….
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 02

BỘ Y TẾ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:       /BB-BYT…….., ngày … tháng …. năm 20…

BIÊN BẢN

Thẩm định cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi tại …………

Thực hiện Quyết định số: ……/QĐ-BYT ngày …. tháng … năm 20…. của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Đoàn thẩm định cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thuộc …… (ghi rõ thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào, nếu có) Hôm nay, ngày…. tháng…. năm 20…, Đoàn đã tiến hành thẩm định Đơn vị hỗ trợ sinh sản ……

I. THÀNH PHẦN THAM DỰ

Đoàn thẩm định Bộ Y tế gồm:

1. Ông/Bà ……………………. lãnh đạo Vụ, Cục phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, Bộ Y tế – Trưởng đoàn;

2. Ông/Bà …………………….. lãnh đạo Vụ, Cục phụ trách công tác pháp chế, Bộ Y tế – Phó trưởng đoàn;

3. ………………………………………………………………………………………………

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ……………. gồm:

1. Ông/Bà ………………….. lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ….

2……………………………………………………………………………………………..

II. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

1. Tiêu chuẩn cán bộ

TTNội dung yêu cầuKết quả
CóKhông
1Có ít nhất 02 bác sỹ được đào tạo về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và 02 cán bộ có trình độ đại học y, dược hoặc cử nhân sinh học được đào tạo về phôi học lâm sàng  
2Có chứng chỉ, giấy chứng nhận hợp pháp  
3Đã trực tiếp thực hiện 20 chu kỳ điều trị vô sinh bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm  

Kết luận: ……………………………………………………………………………

2. Tiêu chuẩn trang thiết bị

TTNội dung yêu cầuKết quả
CóKhông
1   
2   
3   

Kết luận:………………………………………………………………………………………

3. Tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng

Kết luận: ………………………………………………………………………………………

III. KẾT LUẬN

Đơn vị hỗ trợ sinh sản ………… đạt/không đạt các điều kiện về nhân sự, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng theo quy định tại Thông tư số…. của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trên cơ sở kết quả thẩm định, Đoàn thẩm định trình Biên bản để lãnh đạo Bộ Y tế xem xét công nhận/không công nhận cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

Cuộc họp thẩm định kết thúc vào thời gian:…. ngày…. tháng…. năm 20….

ĐOÀN THẨM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

THỰC HIỆN KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

Kính gửi: ……………………

1. Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………….

2. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………….

3. Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………………..

4. Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp, nơi cấp: ……………………………………………………….

5. Tình trạng hôn nhân và gia đình: ………………………………………………………………….. 

Tôi làm đơn này đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, tôi xin thực hiện theo đúng yêu cầu của bệnh viện nếu có xảy ra tai nạn rủi ro nghề nghiệp, tôi xin cam đoan sẽ không khiếu kiện./.

 …….., ngày ….. tháng….. năm……..
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)

Lưu ý: Đối với các cặp vợ chồng đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải ghi rõ tên, tuổi của cả hai vợ chồng và phải cùng ký đơn đề nghị.

Mẫu số 04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

THỰC HIỆN KỸ THUẬT MANG THAI HỘ

Kính gửi: …. (Cơ sở được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ).

I. PHẦN DÀNH CHO VỢ CHỒNG NHỜ MANG THAI HỘ (BÊN NHỜ MANG THAI HỘ)

1. Thông tin của bên nhờ mang thai hộ:

– Tên vợ:………………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: Nhà riêng: …………………………………………. Di động: …………….

Email: …………………………………………………………………………………………………………

– Tên chồng: ………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: Nhà riêng: ………………………………………….. Di động: ……………  

Email: ………………………………………………………………………………………………………..

2. Tóm tắt lý do đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

3. Đã có bản cam đoan của vợ chồng về việc đang không có con chung có xác nhận của người có thẩm quyền?

Đã có □                                                            Chưa có □

4. Đã có cam kết tự nguyện của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ

Đã có □                                                            Chưa có □

5. Đã có xác nhận của cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm xác nhận người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản?

Đã có □                                                            Chưa có □

6. Bên nhờ mang thai hộ đã được bác sỹ tư vấn về y tế chưa?

Đã tư vấn □                                                       Chưa tư vấn □

Ngày tư vấn: ………………………………………………………………………………………………..

Tên bác sỹ:…………………………………………………………………………………………………..

7. Bên nhờ mang thai hộ đã được tư vấn về tâm lý bởi người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên chưa?

Đã tư vấn □                                                       Chưa tư vấn □

Ngày tư vấn:…………………………………………………………………………………………………

Tên người tư vấn:………………………………………………………………………………………….

8. Bên nhờ mang thai hộ đã được tư vấn về pháp lý liên quan đến việc mang thai hộ chưa?

Đã tư vấn □                                                       Chưa tư vấn □

Ngày tư vấn:…………………………………………………………………………………………………

Tên luật sư, luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý:……………………………………………..

II. PHẦN DÀNH CHO VỢ CHỒNG NGƯỜI MANG THAI HỘ (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN MANG THAI HỘ)

1. Phần thông tin của bên mang thai hộ

– Tên người mang thai hộ: ……………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: Nhà riêng:……………………………………… Di động: …………………….

Email: ……………………………………………………………………………………………………………

– Tên chồng (nếu có): ……………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: Nhà riêng:…………………………………….. Di động:………………………

Email: …………………………………………………………………………………………………………..

Tiền sử sinh sản của người vợ (bao gồm thời gian, thông tin chi tiết và kết quả của những lần mang thai trước, cần ghi rõ đã mang thai hộ lần nào chưa?)

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

2. Tóm tắt lý do đồng ý mang thai hộ

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

3. Đã có bản cam đoan chưa mang thai hộ lần nào?

Đã có □                                                            Chưa có □

4. Đã có thỏa thuận bằng văn bản thể hiện sự đồng ý của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ (cam kết tự nguyện)

Đã có □                                                            Chưa có □

5. Đã được cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm xác nhận khả năng mang thai, sinh con và người mang thai hộ đã từng sinh con

Đã có □                                                            Chưa có □

6. Đã có xác nhận bên mang thai hộ là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ

Đã có □                                                            Chưa có □

7. Đã có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng)

Đã có □                                                            Chưa có □

8. Bên mang thai hộ đã được bác sỹ tư vấn về y tế chưa?

Đã tư vấn □                                                       Chưa tư vấn □

Ngày tư vấn:………………………………………………………………………………………………….

Tên bác sỹ: …………………………………………………………………………………………………..

9. Bên mang thai hộ đã được tư vấn về tâm lý người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên chưa?

Đã tư vấn □                                                       Chưa tư vấn □

Ngày kiểm tra:…………………………………………………………………………………………………

Tên người tư vấn:……………………………………………………………………………………………

10. Bên mang thai hộ đã được tư vấn về pháp lý liên quan đến việc mang thai hộ chưa?

Đã tư vấn □                                                       Chưa tư vấn □

Ngày tư vấn:…………………………………………………………………………………………………..

Tên luật sư, luật gia, người trợ giúp pháp lý: ……………………………………………………..

NGƯỜI VỢ NHỜ MANG THAI HỘ
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỒNG NHỜ MANG THAI HỘ
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI VỢ
MANG THAI HỘ
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỒNG
MANG THAI HỘ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Lưu ý:

1. Việc mang thai hộ phải được sử dụng trứng và tinh trùng của chính vợ chồng nhờ mang thai hộ, không được sử dụng trứng, hoặc tinh trùng của người mang thai hộ hoặc người khác.

2. Mỗi trang của Đơn này phải có đầy đủ chữ ký của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

Mẫu số 05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

………., ngày ….. tháng….. năm 20….

BẢN CAM KẾT

TỰ NGUYỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO

I. PHẦN THÔNG TIN VỢ CHỒNG NHỜ MANG THAI HỘ (BÊN NHỜ MANG THAI HỘ):

1. Tên vợ:………………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………..

Nơi ở hiện nay:………………………………………………………………………………………………

Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp, nơi cấp:……………………………………………………………

Số điện thoại: Nhà riêng: ……………………………………………. Di động:……………

Email:…………………………………………………………………………………………………………..

2. Tên chồng: ……………………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………………….

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………………..

Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………………………………..

Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp, nơi cấp: ………………………………………………………….

Số điện thoại: Nhà riêng: ………………………………………….. Di động: ……………..  

Email: ………………………………………………………………………………………………………….

II. PHẦN THÔNG TIN VỢ CHỒNG NGƯỜI MANG THAI HỘ (BÊN MANG THAI HỘ)

1. Tên vợ:…………………………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………………….

Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………………………………….

Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp, nơi cấp: ………………………………………………………….

Số điện thoại: Nhà riêng: ……………………………………………….. Di động:………

Email: …………………………………………………………………………………………………………

2. Tên chồng (nếu có): ………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………………….

Nơi ở hiện nay: …………………………………………………………………………………………….

Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp, nơi cấp: ………………………………………………………….

Số điện thoại: Nhà riêng: ……………………………………………….. Di động: ……..

Email: ………………………………………………………………………………………………………….

Sau khi đã được tư vấn đầy đủ về y tế, pháp lý và tâm lý. Chúng tôi đã có hiểu biết về những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình mang thai hộ, nghĩa vụ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng phụ nữ mang thai và sinh con, nghĩa vụ đối với đứa trẻ được sinh ra. Chúng tôi viết Bản cam kết này để khẳng định đồng ý mang thai hộ, việc nhờ mang thai hộ và mang thai hộ là tự nguyện, không có ai bị đe dọa, ép buộc hoặc vì mục đích thương mại./.

 ……., ngày …. tháng …. năm ….
NGƯỜI VỢ NHỜ MANG THAI HỘ
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỒNG NHỜ MANG THAI HỘ
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI VỢ
MANG THAI HỘ
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI
CHỒNG
MANG THAI HỘ
(Ký, ghi
rõ họ tên)

Mẫu số 06

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

………., ngày ….. tháng….. năm 20….

THỎA THUẬN

MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO

I. THÔNG TIN CỦA VỢ, CHỒNG NHỜ MANG THAI HỘ (BÊN NHỜ MANG THAI HỘ):

– Tên vợ: ……………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………………

Hộ khẩu: …………………………………………………………………………………………………….

Nơi ở hiện nay: ……………………………………………………………………………………………

Số CMND: ………………………………………………………………………………………………….

– Tên chồng: ……………………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………………

Hộ khẩu: …………………………………………………………………………………………………….

Nơi ở hiện nay: …………………………………………………………………………………………..

Số CMND: …………………………………………………………………………………………………

Vợ chồng tôi hiện nay chưa có con chung và đã được cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ……….. xác nhận ………………. (tên người vợ) bị bệnh ………… không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Với nguyện vọng có một con chung của vợ chồng, chúng tôi đã nhờ chị …………….. (viết đầy đủ họ tên người mang thai hộ) mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Chị ……… đã đồng ý mang thai giúp cho vợ chồng tôi (chúng tôi đã viết cam kết tự nguyện mang thai hộ).

Chúng tôi đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý đầy đủ.

II. PHẦN THÔNG TIN CỦA VỢ CHỒNG MANG THAI HỘ (BÊN MANG THAI HỘ)

– Tên vợ: ……………………………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………………..

Hộ khẩu: ……………………………………………………………………………………………………….

Nơi ở hiện nay: ……………………………………………………………………………………………..

Số CMND: ……………………………………………………………………………………………………

– Tên chồng:………………………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………………………..

Hộ khẩu:………………………………………………………………………………………………………

Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………………………………..

Số CMND:……………………………………………………………………………………………………

Tôi là chị, em ……………….. (người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ). Tôi đã sinh ……….. con (số con) và chưa mang thai hộ lần nào. Được biết ……… (vợ chồng nhờ mang thai hộ) bị bệnh …………… không thể mang thai và sinh con. Nên sau khi được …………….. (vợ chồng nhờ mang thai) nhờ mang thai giúp, với tình cảm họ hàng, tôi đồng ý mang thai hộ ……………… (tên vợ chồng nhờ mang thai). Tôi đã được cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm xác nhận có khả năng mang thai và sinh con. Ngoài ra, tôi cũng đã được tư vấn đầy đủ về y tế, pháp lý, tâm lý.

III. CHÚNG TÔI CAM KẾT THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHƯ SAU:

1. Đối với bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

a) Có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

b) Tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường và những dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.

c) Có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

d) Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

2. Đối với bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

a) Có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.

b) Có quyền và nghĩa vụ đối với con kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

c) Không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con, hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.

d) Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.

đ) Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

IV. THỎA THUẬN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ TAI BIẾN SẢN KHOA; HỖ TRỢ ĐỂ BẢO ĐẢM SỨC KHỎE SINH SẢN CHO NGƯỜI MANG THAI HỘ TRONG THỜI GIAN MANG THAI VÀ SINH CON, VIỆC NHẬN CON CỦA BÊN NHỜ MANG THAI HỘ, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HAI BÊN ĐỐI VỚI CON TRONG TRƯỜNG HỢP CON CHƯA ĐƯỢC GIAO CHO BÊN NHỜ MANG THAI HỘ VÀ CÁC QUYỀN, NGHĨA VỤ KHÁC CÓ LIÊN QUAN:

……………………………………………………………………………………………………………………

V. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ TRONG TRƯỜNG HỢP MỘT HOẶC CẢ HAI BÊN VI PHẠM CAM KẾT THEO THỎA THUẬN

……………………………………………………………………………………………………………………

NGƯỜI VỢ NHỜ MANG THAI HỘ
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỒNG NHỜ MANG THAI HỘ
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI VỢ
MANG THAI HỘ
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỒNG
MANG THAI HỘ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Lưu ý:

Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.

Mẫu số 07

CƠ SỞ KHÁM BỆNH,
CHỮA BỆNH
(CƠ SỞ HTSS……)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ……BC-……………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VÀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠOTừ ngày…. tháng….năm ….

Kính gửi: Bộ Y tế.

Cơ sở hỗ trợ sinh sản hoặc cơ sở hỗ trợ sinh sản thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh………….. báo cáo tình hình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo từ tháng …. năm …. đến tháng …. năm …. như sau:

1. Các kỹ thuật đã thực hiện:

STTKỹ thuậtTrường hợpThành côngGhi chú
1Cho noãn   
2Nhận noãn   
3Cho tinh trùng   
4Nhận tinh trùng   
5Cho phôi   
6Nhận phôi   
7Thụ tinh nhân tạo   
8Thụ tinh trong ống nghiệm   
9Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo   
10…………..   
     

2. Tình hình vi phạm:

– Phát hiện: ………………………………………………………………………………………………….

– Xử lý: ………………………………………………………………………………………………………..

– Khác: ………………………………………………………………………………………………………..

3. Đề xuất, kiến nghị

 THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Thông tư 02/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

  • Tháng Mười Một 4, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Doanh Nghiệp, Tin Tức, Văn Bản Pháp Luật
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 02/2019/TT-BKHĐT Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2019

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 20/2015/TT-BKHĐT NGÀY 01 THÁNG 12 NĂM 2015 CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HƯỚNG DẪN VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh;

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT- BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

1. Sửa đổi Điều 2 như sau:

“Điều 2. Ban hành và sử dụng các mẫu văn bản về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh

1. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh.

2. Các mẫu văn bản ban hành kèm theo Thông tư này được sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc, thay thế cho các mẫu văn bản ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp”.

2. Sửa đổi Điều 4 như sau:

“Điều 4. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản

Trường hợp Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần thông qua các quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP , Nghị định số 108/2018/NĐ-CP có thể được thay thế bằng Báo cáo kết quả kiểm phiếu của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Biên bản kiểm phiếu của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần”.

3. Sửa đổi Khoản 1 Điều 5 như sau:

“1. Trường hợp thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần, doanh nghiệp thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính theo quy định tại Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP. Việc thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần chưa niêm yết”.

4. Sửa đổi Khoản 3 Điều 6 như sau:

“3. Việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 18 Điều 1 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP”.

5. Sửa đổi Khoản 3, 4, 5, 7 Điều 8 như sau:

“3. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, giải thể doanh nghiệp, thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ tương ứng quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP , Nghị định số 108/2018/NĐ-CP và các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này”.

“4. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký hoạt động, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, tạm ngừng hoạt động, quay trở lại hoạt động trước thời hạn đã thông báo, chấm dứt hoạt động, thông báo mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ tương ứng quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP , Nghị định số 108/2018/NĐ-CP và Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động quy định tại Phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với trường hợp chi nhánh hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư, ngoài các giấy tờ nêu trên, kèm theo hồ sơ phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh”.

“5. Trường hợp đăng ký thành lập mới, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, quay trở lại hoạt động trước thời hạn đã thông báo, chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ tương ứng quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP , Nghị định số 108/2018/NĐ-CP và Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động quy định tại Phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư này”.

“7. Khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các giấy xác nhận khác theo quy định tương ứng tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Nghị định số 108/2018/NĐ-CP”.

6. Sửa đổi Điều 14 như sau:

“Điều 14. Hiệu đính thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chấp thuận không đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định hoặc thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là không trung thực, không chính xác

1. Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chấp thuận không đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP. Trên cơ sở hồ sơ hợp lệ do doanh nghiệp hoàn chỉnh và nộp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện hiệu đính thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

2. Trường hợp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được kê khai không trung thực, không chính xác, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy định tại Khoản 18 Điều 1 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP. Trên cơ sở hồ sơ hợp lệ do doanh nghiệp hoàn chỉnh và nộp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện hiệu đính thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp”.

7. Sửa đổi điểm b Khoản 1 Điều 18 như sau:

“b) Quá thời hạn quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này mà không nhận được thông báo phản hồi của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP”.

Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, các doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 3 năm 2019.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.


Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
– Tòa án NDTC, Viện Kiểm sát NDTC;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Tổng cục Thuế;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
– Sở KH&ĐT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Cổng TTĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ KH&ĐT;
– Lưu: VT, ĐKKD (NV).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Chí Dũng

Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

  • Tháng Mười Một 4, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Doanh Nghiệp, Tin Tức, Văn Bản Pháp Luật
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 20/2015/TT-BKHĐTHà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh,

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này ban hành các mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và hướng dẫn chi tiết một số vấn đề liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh.

2. Thông tư này áp dụng cho các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP .

Điều 2. Ban hành và sử dụng các mẫu văn bản về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh

1. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh.

2. Các mẫu văn bản ban hành kèm theo Thông tư này được sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Điều 3. Mã số đăng ký hộ kinh doanh

1. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi mã số đăng ký hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo cấu trúc sau:

a) Mã cấp tỉnh: 02 ký tự, theo Phụ lục VII-2 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Mã cấp huyện: 01 ký tự, theo Phụ lục VII-2 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Mã loại hình: 01 ký tự, 8 = hộ kinh doanh;

d) Số thứ tự hộ kinh doanh: 06 ký tự, từ 000001 đến 999999.

2. Các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập mới sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được chèn mã tiếp, theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.

3. Trường hợp tách quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, đơn vị bị tách giữ nguyên mã chữ cũ và đơn vị được tách được chèn mã tiếp, theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư mã mới của cấp huyện được thành lập mới hoặc được tách.

Điều 4. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản

Trường hợp Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần thông qua các quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP có thể được thay thế bằng Báo cáo kết quả kiểm phiếu của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Biên bản kiểm phiếu của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

Điều 5. Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài

1. Trường hợp thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần, doanh nghiệp thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP. Việc thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần chưa niêm yết.

2. Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 52 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với trường hợp cổ đông sáng lập là nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập trong công ty trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Điều 6. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

1. Sau khi công ty nhà nước được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại, doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của những doanh nghiệp nêu trên thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP .

2. Đối với địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh, người ký thông báo lập địa điểm kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh, tạm ngừng, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu chi nhánh.

3. Việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.

4. Việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo mẫu II-23 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Chấm dứt tồn tại của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập

1. Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại Khoản 4 Điều 195 Luật Doanh nghiệp.

2. Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính, các Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập và nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính phối hợp để thực hiện chấm dứt tồn tại công ty bị sáp nhập theo quy định tại Khoản 3 Điều 61 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP .

3. Trước khi chấm dứt tồn tại của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 61 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt tồn tại tất cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập.

Điều 8. Cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương

1. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay thế cho nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm:

a) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;

b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;

c) Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh thay thế cho nội dung đăng ký hoạt động trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do cơ quan đăng ký đầu tư cấp mà không thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở. Hồ sơ bao gồm:

a) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do cơ quan đăng ký đầu tư cấp;

b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;

c) Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động quy định tại Phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, giải thể doanh nghiệp, thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ tương ứng quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký hoạt động, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, tạm ngừng hoạt động, quay trở lại hoạt động trước thời hạn đã thông báo, chấm dứt hoạt động, thông báo mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ tương ứng quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động quy định tại Phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với trường hợp chi nhánh hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư, ngoài các giấy tờ nêu trên, kèm theo hồ sơ phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh.

5. Trường hợp đăng ký thành lập mới, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, quay trở lại hoạt động trước thời hạn đã thông báo, chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ tương ứng quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động quy định tại Phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp đăng ký thành lập mới, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, quay trở lại hoạt động trước thời hạn đã thông báo, chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh đặt trụ sở theo quy định tại Khoản 4 Điều này.

6. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở có trách nhiệm liên hệ, phối hợp với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để tiếp nhận, xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp.

7. Khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các giấy xác nhận khác theo quy định tương ứng tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP .

Điều 9. Công bố nội dung liên quan đến việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo, quyết định nêu trên đến địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp và đăng tải thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định hủy bỏ Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông báo về việc khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh đăng tải thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Điều 10. Các trường hợp không thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

1. Cơ quan công an quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP bao gồm Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự.

2. Doanh nghiệp được tiếp tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 56 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và trường hợp đã có ý kiến chấp thuận của cơ quan công an quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 11. Khai thác thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

1. Thông tin được cung cấp công khai, miễn phí trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (www.dangkykinhdoanh.gov.vn) bao gồm: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, tên người đại diện theo pháp luật, mẫu dấu của doanh nghiệp, tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

2. Ngoài các thông tin miễn phí quy định tại Khoản 1 Điều này, các tổ chức, cá nhân có thể đề nghị để được cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp, báo cáo tài chính của các loại hình doanh nghiệp được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải trả phí theo quy định.

3. Các tổ chức, cá nhân có thể đề nghị để được cung cấp thông tin tại Khoản 2 Điều này tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh), hoặc tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin của tất cả các doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cung cấp những thông tin thuộc phạm vi địa phương quản lý.

4. Mức phí cung cấp thông tin tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Khi xác định doanh nghiệp thuộc trường hợp được khôi phục tình trạng pháp lý theo quy định tại Điều 64 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP , Phòng Đăng ký kinh doanh ra Quyết định hủy bỏ Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục V-17 kèm theo Thông tư này.

Trên cơ sở đề nghị của Phòng Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Quản lý đăng ký kinh doanh) sẽ hỗ trợ kỹ thuật để chuyển tình trạng của doanh nghiệp từ bị thu hồi hoặc đã giải thể sang tình trạng đang hoạt động trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp được chính thức khôi phục tình trạng pháp lý tại thời điểm chuyển sang tình trạng đang hoạt động.

Phòng Đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về việc quyết định hủy bỏ Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và việc khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Việc khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP chỉ thực hiện trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và doanh nghiệp chưa chuyển sang tình trạng pháp lý đã giải thể trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ thời điểm doanh nghiệp được khôi phục tình trạng pháp lý trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan thuế và doanh nghiệp về việc khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

Điều 13. Hiệu đính thông tin đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi Giấy đề nghị hiệu đính thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục II-14 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

Phòng Đăng ký kinh doanh nhận Giấy đề nghị, kiểm tra hồ sơ và thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị của doanh nghiệp nếu thông tin trong Giấy đề nghị của doanh nghiệp là chính xác.

2. Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo về việc hiệu đính nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục V-6 ban hành kèm theo Thông tư này đến doanh nghiệp và thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo.

3. Việc hiệu đính thông tin trong Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh và các thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Điều 14. Hiệu đính thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp không đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định hoặc thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là không trung thực, không chính xác

1. Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chấp thuận không đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP. Trên cơ sở hồ sơ hợp lệ do doanh nghiệp hoàn chỉnh và nộp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện hiệu đính thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

2. Trường hợp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được kê khai không trung thực, không chính xác, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 58 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP. Sau khi có quyết định xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trên cơ sở hồ sơ hợp lệ do doanh nghiệp hoàn chỉnh và nộp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện hiệu đính thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Điều 15. Cập nhật, bổ sung thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp có trách nhiệm bổ sung đầy đủ các thông tin còn thiếu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, bao gồm các thông tin: số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (email), trang thông tin điện tử (website) của doanh nghiệp. Việc bổ sung thông tin số điện thoại của doanh nghiệp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là bắt buộc. Trường hợp doanh nghiệp không bổ sung thông tin về số điện thoại của doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được coi là không hợp lệ theo quy định tại Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp.

2. Trên cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc cập nhật, bổ sung thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 8 Luật Doanh nghiệp, như sau:

a) Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung thông tin về số điện thoại, số fax, email, website, địa chỉ của doanh nghiệp do thay đổi về địa giới hành chính, thông tin về chứng minh nhân dân, địa chỉ của cá nhân trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp

b) Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không thuộc các trường hợp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quy định tại các điều từ Điều 49 đến Điều 54 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin vào hồ sơ của doanh nghiệp, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy xác nhận theo quy định tương ứng tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.

Điều 16. Chuyển đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

1. Khi thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, tải và lưu trữ đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Việc chuyển đổi thông tin hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP. Đối với những hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã được tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và chưa được số hóa khi thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp, hàng năm, Phòng Đăng ký kinh doanh xây dựng kế hoạch triển khai và kế hoạch ngân sách để tổ chức thực hiện việc chuyển đổi thông tin và lưu trữ đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp dưới dạng văn bản điện tử vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Điều 17. Hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp do chuyển đổi dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

1. Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp bị thiếu hoặc chưa chính xác so với bản giấy của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) do quá trình chuyển đổi dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi Giấy đề nghị hiệu đính theo mẫu quy định tại Phụ lục II-16 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính. Kèm theo Giấy đề nghị hiệu đính phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận Giấy đề nghị hiệu đính của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm bổ sung, hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp không có hoặc không chính xác so với bản giấy của Giấy chứng nhận do quá trình chuyển đổi dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi phát hiện, Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung, hiệu đính nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Điều 18. Chuẩn hóa dữ liệu đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

1. Đối với thông tin đăng ký doanh nghiệp được chuyển đổi vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp từ dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại các Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký đầu tư, căn cứ thông tin lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi Thông báo về việc rà soát thông tin đăng ký doanh nghiệp, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp đến doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp đối chiếu thông tin và:

a) Phản hồi tới Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh gửi Thông báo và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin đã đăng ký theo quy định tại Khoản 7 Điều 8 Luật Doanh nghiệp.

b) Quá thời hạn quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này mà không nhận được thông báo phản hồi của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 4 Điều 63 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.

2. Trên cơ sở thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý, căn cứ kế hoạch hàng năm, Phòng Đăng ký kinh doanh chủ trì, phối hợp với cơ quan thuế và các cơ quan liên quan khác xây dựng kế hoạch rà soát tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Trình tự, thủ tục rà soát tình trạng hoạt động của doanh nghiệp thực hiện tương ứng theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Ít nhất mỗi năm một lần, Phòng Đăng ký kinh doanh chủ trì, phối hợp với cơ quan thuế và các cơ quan liên quan khác xây dựng kế hoạch triển khai và kế hoạch ngân sách cho công tác chuẩn hóa dữ liệu đăng ký doanh nghiệp.

4. Mẫu Thông báo về việc rà soát thông tin đăng ký doanh nghiệp, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, Thông báo về việc phản hồi kết quả rà soát thông tin đăng ký doanh nghiệp, tình trạng hoạt động doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo mẫu V-7, II-15 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 19. Bổ sung dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

1. Trên cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại các Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký đầu tư và dữ liệu hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, định kỳ hàng quý, hàng năm, Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm rà soát, đối chiếu để bổ sung dữ liệu còn thiếu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Phòng Đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm bổ sung đầy đủ dữ liệu về doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp từ cơ sở dữ liệu địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đảm bảo các thông tin bổ sung là trùng khớp so với thông tin gốc.

Điều 20. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2016, thay thế Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, các doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.

 Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Tòa án NDTC, Viện Kiểm sát NDTC;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Tổng cục Thuế;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
– Sở KH&ĐT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Cổng TTĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ KH&ĐT;
– Lưu: VT, ĐKKD (NV).
BỘ TRƯỞNG




Bùi Quang Vinh

Nghị định 19/2019/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường

  • Tháng Mười Một 4, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Dân Sự, Tin Tức, Văn Bản Pháp Luật
CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 19/2019/NĐ-CP Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2019

NGHỊ ĐỊNH

VỀ HỌ, HỤI, BIÊU, PHƯỜNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Chính phủ ban hành Nghị định về họ, hụi, biêu, phường.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này Quy định về nguyên tắc tổ chức họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là họ); điều kiện làm thành viên, chủ họ; gia nhập, rút khỏi họ; văn bản thỏa thuận về họ; thứ tự lĩnh họ, lãi suất; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của thành viên, chủ họ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Những người tham gia dây họ, gồm các thành viên và chủ họ;

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức họ

1. Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.

2. Việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ.

3. Không được tổ chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Dây họ là một họ hình thành trên cơ sở thỏa thuận cụ thể của những người tham gia họ về thời gian, phần họ, thể thức góp họ, lĩnh họ, quyền, nghĩa vụ của chủ họ (nếu có) và các thành viên.

2. Thành viên là người tham gia dây họ, góp phần họ, được lĩnh họ và trả lãi (nếu có).

3. Chủ họ là người tổ chức, quản lý dây họ, thu các phần họ và giao các phần họ đó cho thành viên được lĩnh họ trong mỗi kỳ mở họ cho tới khi kết thúc dây họ. Chủ họ có thể đồng thời là thành viên của dây họ.

4. Phần họ là số tiền hoặc tài sản khác (sau đây gọi là tiền) được xác định theo thoả thuận mà mỗi thành viên phải góp tại mỗi kỳ mở họ.

5. Kỳ mở họ là thời điểm được xác định theo thoả thuận của những người tham gia dây họ mà tại thời điểm đó các thành viên góp phần họ và có thành viên được lĩnh họ.

6. Họ không có lãi là họ mà thành viên được lĩnh họ nhận các phần họ khi đến kỳ mở họ và không phải trả lãi cho các thành viên khác.

7. Họ có lãi là họ mà thành viên được lĩnh họ nhận các phần họ khi đến kỳ mở họ và phải trả lãi cho các thành viên khác.

8. Họ hưởng hoa hồng là họ có lãi hoặc họ không có lãi mà thành viên được lĩnh họ phải trả một khoản hoa hồng cho chủ họ theo mức do những người tham gia dây họ thỏa thuận.

Điều 5. Điều kiện làm thành viên

1. Thành viên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây họ, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây họ thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

2. Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.

Điều 6. Điều kiện làm chủ họ

1. Chủ họ là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.

2. Trường hợp các thành viên tự tổ chức dây họ thì chủ họ là người được hơn một nửa tổng số thành viên bầu, trừ trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác.

3. Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.

Điều 7. Hình thức thoả thuận về dây họ

1. Thoả thuận về dây họ được thể hiện bằng văn bản. Văn bản thoả thuận về dây họ được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây họ yêu cầu.

2. Trường hợp thỏa thuận về dây họ được sửa đổi, bổ sung thì văn bản sửa đổi, bổ sung phải được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 8. Nội dung văn bản thoả thuận về dây họ

1. Văn bản thỏa thuận về dây họ có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú của chủ họ (nơi chủ họ thường xuyên sinh sống hoặc nơi đang sinh sống nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống);

b) Số lượng thành viên, họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên;

c) Phần họ;

d) Thời gian diễn ra dây họ, kỳ mở họ;

đ) Thể thức góp họ, lĩnh họ.

2. Ngoài các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều này, văn bản thỏa thuận về dây họ có thể có những nội dung sau đây:

a) Mức hưởng hoa hồng của chủ họ trong họ hưởng hoa hồng;

b) Lãi suất trong họ có lãi;

c) Trách nhiệm ký quỹ hoặc biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác của chủ họ;

d) Việc chuyển giao phần họ;

đ) Gia nhập, rút khỏi, chấm dứt dây họ;

e) Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ;

g) Nội dung khác theo thỏa thuận.

Điều 9. Gia nhập dây họ

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, một người có thể trở thành thành viên mới của dây họ khi:

1. Có sự đồng ý của chủ họ và tất cả các thành viên.

2. Góp đầy đủ các phần họ theo thỏa thuận tính đến thời điểm tham gia.

Điều 10. Rút khỏi dây họ

1. Thành viên đã lĩnh họ có thể rút khỏi dây họ nhưng phải góp các phần họ chưa góp và giao cho chủ họ hoặc thành viên giữ sổ họ trong trường hợp không có chủ họ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.

2. Việc rút khỏi dây họ của thành viên đã góp họ mà chưa lĩnh họ thực hiện như sau:

a) Được nhận lại các phần họ theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận, thành viên rút khỏi dây họ được nhận lại các phần họ đã góp tại thời điểm kết thúc dây họ; nếu có lý do chính đáng thì được nhận lại phần họ đã góp tại thời điểm rút khỏi dây họ.

b) Thành viên rút khỏi dây họ phải hoàn trả một phần tiền lãi đã nhận (nếu có) và thực hiện nghĩa vụ khác theo thỏa thuận; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định tại Bộ luật dân sự.

3. Trường hợp người tham gia dây họ chết thì quyền, nghĩa vụ của người đó đã được xác lập trong quan hệ về họ được giải quyết theo quy định pháp luật về thừa kế. Việc tham gia dây họ của người thừa kế được thực hiện theo thỏa thuận của người thừa kế và những người tham gia dây họ.

Điều 11. Chấm dứt dây họ

1. Dây họ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Theo thoả thuận của những người tham gia dây họ;

b) Mục đích tham gia dây họ của các thành viên đã đạt được;

c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp dây họ chấm dứt, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia dây họ được thực hiện theo thỏa thuận về dây họ và quy định tại Bộ luật dân sự.

Điều 12. Sổ họ

1. Chủ họ phải lập và giữ sổ họ, trừ trường hợp có thỏa thuận về việc một thành viên lập và giữ sổ họ. Trường hợp dây họ không có chủ họ thì các thành viên thỏa thuận giao cho một thành viên lập và giữ sổ họ.

2. Sổ họ có các nội dung sau đây:

a) Các nội dung của thỏa thuận về dây họ quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này;

b) Ngày góp phần họ, số tiền đã góp họ của từng thành viên;

c) Ngày lĩnh họ, số tiền đã lĩnh họ của thành viên lĩnh họ;

d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của thành viên khi góp họ và lĩnh họ;

đ) Các nội dung khác liên quan đến hoạt động của dây họ.

Điều 13. Giấy biên nhận

Khi góp họ, lĩnh họ, nhận lãi, trả lãi hoặc thực hiện giao dịch khác có liên quan thì thành viên có quyền yêu cầu chủ họ hoặc người lập và giữ sổ họ cấp giấy biên nhận về việc đó.

Điều 14. Thông báo về việc tổ chức dây họ

1. Chủ họ phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây họ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức dây họ có giá trị các phần họ tại một kỳ mở họ từ 100 triệu đồng trở lên;

b) Tổ chức từ hai dây họ trở lên.

2. Nội dung văn bản thông báo:

a) Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của chủ họ;

b) Thời gian bắt đầu và kết thúc dây họ;

c) Tổng giá trị các phần họ tại kỳ mở họ;

d) Tổng số thành viên.

3. Trường hợp thông tin về dây họ đã được thông báo theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà có sự thay đổi thì chủ họ phải thông báo bổ sung bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc thay đổi đó.

4. Chủ họ không thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

Chương II

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THÀNH VIÊN, CHỦ HỌ

Điều 15. Quyền của thành viên

1. Thành viên trong họ không có lãi có các quyền sau đây:

a) Góp một hoặc nhiều phần họ trong một kỳ mở họ;

b) Lĩnh họ;

c) Chuyển giao một phần hoặc toàn bộ phần họ cho người khác theo quy định tại Bộ luật dân sự;

d) Yêu cầu chủ họ hoặc người giữ sổ họ cho xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ;

đ) Yêu cầu chủ họ trả phần họ của thành viên không góp phần họ đúng hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

e) Yêu cầu chủ họ thực hiện đúng nghĩa vụ của chủ họ quy định tại Điều 18 của Nghị định này;

g) Yêu cầu thành viên khác thực hiện nghĩa vụ của thành viên quy định tại Điều 16 của Nghị định này;

h) Các quyền của thành viên quy định tại khoản 1 Điều 7, Điều 9, Điều 10 và Điều 13 của Nghị định này;

i) Thực hiện việc thông báo theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này trong trường hợp chủ họ không thực hiện;

k) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận về dây họ.

2. Thành viên trong họ có lãi có các quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đưa ra mức lãi trong mỗi kỳ mở họ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 của Nghị định này;

c) Được lĩnh họ trước các thành viên khác nếu đưa ra mức lãi cao nhất tại kỳ mở họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

d) Hưởng lãi từ thành viên lĩnh họ.

3. Thành viên trong họ hưởng hoa hồng có các quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các quyền quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc trường hợp họ có lãi;

b) Thỏa thuận về mức hưởng hoa hồng của chủ họ.

Điều 16. Nghĩa vụ của thành viên

1. Thành viên trong họ không có lãi có các nghĩa vụ sau đây:

a) Góp phần họ theo thoả thuận;

b) Thông báo về nơi cư trú mới trong trường hợp có thay đổi cho những người tham gia dây họ;

c) Tiếp tục góp các phần họ để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh họ trong trường hợp đã lĩnh họ trước thành viên khác;

d) Các nghĩa vụ của thành viên trong việc thực hiện quy định tại Điều 10 và khoản 2 Điều 11 của Nghị định này;

đ) Trong trường hợp không có chủ họ thì thành viên được giao lập và giữ sổ họ có các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 12, khoản 5 và khoản 6 Điều 18 của Nghị định này.

2. Thành viên trong họ có lãi có các nghĩa vụ sau đây:

a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Trả lãi cho các thành viên chưa lĩnh họ khi được lĩnh họ.

3. Thành viên trong họ hưởng hoa hồng có các nghĩa vụ sau đây:

a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc trường hợp họ có lãi;

b) Trả khoản hoa hồng cho chủ họ khi lĩnh họ theo thỏa thuận.

Điều 17. Quyền của chủ họ

1. Chủ họ trong họ không có lãi có các quyền sau đây:

a) Thu phần họ của các thành viên;

b) Yêu cầu thành viên không góp phần họ của mình phải trả phần họ trong trường hợp chủ họ đã góp thay cho thành viên đó;

c) Quyền của chủ họ trong việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 7, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này;

d) Các quyền khác theo thỏa thuận.

2. Chủ họ trong họ có lãi có các quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Lĩnh các phần họ trong kỳ mở họ đầu tiên và không phải trả lãi cho các thành viên khác trong trường hợp chủ họ đồng thời là thành viên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ họ trong họ hưởng hoa hồng có các quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các quyền quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc trường hợp họ có lãi;

b) Được hưởng hoa hồng từ thành viên lĩnh họ.

Điều 18. Nghĩa vụ của chủ họ

1. Thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi.

2. Thông báo đầy đủ về số lượng dây họ; phần họ, kỳ mở họ; số lượng thành viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người muốn gia nhập dây họ.

3. Giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ.

4. Nộp thay phần họ của thành viên nếu đến kỳ mở họ mà có thành viên không góp phần họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

5. Để các thành viên xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ khi có yêu cầu.

6. Gửi thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.

7. Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này.

8. Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Chương III

THỨ TỰ LĨNH HỌ VÀ LÃI SUẤT

Mục 1: THỨ TỰ LĨNH HỌ

Điều 19. Thứ tự lĩnh họ trong họ không có lãi

1. Thứ tự lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ được xác định theo hình thức bốc thăm, biểu quyết, bình chọn hoặc hình thức khác do những người tham gia dây họ thỏa thuận.

2. Trường hợp những người tham gia dây họ không có thỏa thuận thì thứ tự lĩnh họ được xác định bằng hình thức bốc thăm.

Điều 20. Thứ tự lĩnh họ trong họ có lãi

1. Thành viên lĩnh họ trong từng kỳ mở họ là người đưa ra mức lãi cao nhất, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong một kỳ mở họ mà có nhiều thành viên cùng trả một mức lãi và mức lãi đó là mức lãi cao nhất thì những người này bốc thăm để xác định thành viên lĩnh họ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Thành viên đã lĩnh họ không được đưa ra mức lãi trong các kỳ mở họ tiếp theo, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Trường hợp một thành viên góp nhiều phần họ trong mỗi kỳ mở họ thì thành viên này có quyền đưa ra mức lãi cho đến khi có số lần lĩnh họ tương ứng với số phần họ mà thành viên đó góp họ trong một kỳ mở họ.

Mục 2: LÃI SUẤT

Điều 21. Lãi suất trong họ có lãi

1. Lãi suất trong họ có lãi do các thành viên của dây họ thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ nhưng không vượt quá 20%/năm của tổng giá trị các phần họ phải góp trừ đi giá trị các phần họ đã góp trên thời gian còn lại của dây họ. Trường hợp mức lãi suất giới hạn nói trên được điều chỉnh bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự thì áp dụng mức lãi suất giới hạn được điều chỉnh đó.

2. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ vượt quá lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Điều 22. Lãi suất trong trường hợp chậm góp, chậm giao phần họ

1. Trường hợp đến kỳ mở họ mà chủ họ không giao hoặc giao không đầy đủ các phần họ cho thành viên được lĩnh họ, thành viên chưa lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Lãi suất phát sinh do chậm góp hoặc chậm giao phần họ được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả, nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả.

2. Trường hợp đến kỳ mở họ mà thành viên đã lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì phải trả lãi như sau:

a) Trường hợp họ không có lãi, lãi suất được xác định theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm góp họ trên thời gian chậm góp, nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50%/năm mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm góp trên thời gian chậm góp.

b) Trường hợp họ có lãi, lãi suất được xác định theo mức quy định tại khoản 5 Điều 466 của Bộ luật dân sự đối với họ có lãi.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CHỦ HỌ VÀ CÁC THÀNH VIÊN

Điều 23. Trách nhiệm của chủ họ do không giao hoặc giao không đầy đủ các phần họ cho thành viên được lĩnh họ

Trường hợp đến kỳ mở họ mà chủ họ không giao các phần họ cho thành viên được lĩnh họ thì chủ họ có trách nhiệm đối với thành viên đó như sau:

1. Thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 18 của Nghị định này.

2. Trả lãi đối với số tiền chậm giao cho thành viên được lĩnh họ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định này.

3. Chịu phạt vi phạm trong trường hợp những người tham gia dây họ có thỏa thuận phạt vi phạm theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự.

4. Bồi thường thiệt hại (nếu có).

Điều 24. Trách nhiệm của thành viên không góp phần họ

Trường hợp đến kỳ mở họ mà có thành viên không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì thành viên đó có trách nhiệm đối với chủ họ như sau:

1. Hoàn trả số tiền mà chủ họ đã góp thay cho thành viên.

2. Trả lãi đối với số tiền chậm góp họ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.

3. Chịu phạt vi phạm trong trường hợp những người tham gia dây họ có thỏa thuận phạt vi phạm theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự.

4. Bồi thường thiệt hại (nếu có).

Điều 25. Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm

1. Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Chủ họ, thành viên, cá nhân, tổ chức liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác khi tham gia quan hệ về họ.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 4 năm 2019.

2. Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 27. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các dây họ được xác lập, thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng theo quy định của Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường.

2. Các dây họ được xác lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực và đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Nghị định này thì các thành viên có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức để phù hợp với Nghị định này để áp dụng quy định của Nghị định này.

3. Các dây họ được xác lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định tại Nghị định này thì được áp dụng các quy định tại Nghị định này.

Điều 28. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện Nghị định này;

b) Tuyên truyền, phổ biến Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

2. Bộ Công an có trách nhiệm điều tra, xử lý theo thẩm quyền đối với hành vi thông qua việc tổ chức họ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cho vay lãi nặng và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

a) Tổng hợp tình hình, diễn biến quan hệ về họ ở địa phương khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Tuyên truyền, phổ biến Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, thống kê thông tin về họ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này và kịp thời phản ánh dấu hiệu vi phạm pháp luật về họ với cơ quan công an có thẩm quyền.

5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, PL (2b).KN
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

Thông báo 15/TB-HĐTP năm 2019 đính chính Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP

  • Tháng Mười Một 3, 2019/
  • Posted By : Luật Kiến Tạo/
  • 0 comments /
  • Under : Dân Sự, Tin Tức, Văn Bản Pháp Luật
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 15/TB-HĐTPHà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2019

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐÍNH CHÍNH NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Ngày 11 tháng 01 năm 2019, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã thông qua Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm (sau đây gọi là Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP).

Do sơ suất trong khâu đánh máy, soát xét nên Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP có sai sót về kỹ thuật, nay Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông báo đính chính lại như sau:

1. Đính chính Ví dụ 2 điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP như sau:

“Ví dụ 2: Ngày 01-01-2003, ông A cho bà B vay 100.000.000 đồng (hợp đồng vay không kỳ hạn), lãi suất thỏa thuận là 08%/năm. Ngày 01-01-2018, ông A khởi kiện yêu cầu bà B trả gốc và lãi theo hợp đồng…”.

2. Đính chính điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP như sau:

“Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả theo lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả.

Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả nợ gốc) ”.

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các Tòa án khi nhận được Thông báo này và Nghị quyết đã được đính chính (được gửi kèm theo Thông báo này) tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc.


Nơi nhận:
– Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
– Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
– Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
– Ban chỉ đạo CCTPTƯ;
– Ban Nội chính Trung ương;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ (02 bản);
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Bộ Tư pháp;
– Các TAND va TAQS;
– Các Thẩm phán TANDTC và các đơn vị
TANDTC;
– Công báo (02 bản);
– Cổng thông tin điện tử TANDTC;
– Lưu: VT, Vụ PC&QLKH (TANDTC).
TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN




Nguyễn Trí Tuệ

123456
Bài viết mới
  • Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không thể xảy ra
  • Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án đã có hiệu pháp luật.
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP THỪA KẾ
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Chuyên mục
  • Án Lệ
  • Biểu Mẫu
  • Dân Sự
  • Đất Đai
  • Doanh Nghiệp
  • Hành Chính
  • Hình Sự
  • Hôn Nhân
  • Tin Tức
  • Văn Bản Luật
  • Văn Bản Pháp Luật
CÔNG TY LUẬT KIẾN TẠO

Luật Kiến Tạo
Công ty Luật Kiến Tạo của chúng tôi tập hợp nhiều luật sư với chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.

LIÊN HỆ
  • Tầng 7, 454 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, Quận 3, TP. HCM
  • 0937 01 77 11
  • luatkientao@gmail.com
BÀI VIẾT GẦN ĐÂY
  • án lệ số 39
    Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do đ. . . Tháng Mười 11,2020
  • Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phâ. . . Tháng Mười 11,2020
Copyright Ceros 2019. All Rights Reserved